Trị tận gốc bệnh tiêu cực thi cử

Trị tận gốc bệnh tiêu cực thi cử

Nguyễn Thị Kim Ngân

Bài đã đăng trên Báo Đại đoàn kết, số 187, ngày 05/7/2012.

 (To the core Eliminate  Negative Aspects in Examniations by Nguyen Thi Kim Ngan, Newspaper Dai Doan Ket (The Great Unity), No 187, 5thJuly 2012)

        Một cuộc thi cử quy mô cả nước nữa lại bắt đầu. Không biết chuyện gì lại sẽ xẩy ra, nhưng dư luận đang xôn xao về quyết định của Bộ GD – ĐT vừa ban hành ngay trước ngày thi, cho phép thí sinh mang máy ghi âm và các phương tiện ghi hình khác vào phòng thi, Tại sao có quyết định lạ lùng như vậy?

         Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông vừa kết thúc để lại hai sự kiện gây ấn tượng: một là clip quay cóp của thí sinh và những chuyện tiêu cực xảy ra ở Hội đồng thi trường Đồi Ngô (Bắc Giang), hai là kết quả thi chót vót của cả nước với hơn 98% tốt nghiệp. Nhiều người tự hỏi liệu hai chuyện này có liên quan gì với nhau không. Nếu mới thoạt nhìn có vẻ như chẳng liên quan gì cả, nhưng thật ra đây là những việc rất đáng suy nghĩ và từ đây có thể rút ra những kết luận bổ ích, liên quan đến đổi mới giáo dục.

         Trước hết là chuện học sinh quay cóp. Đây không phải là việc cá biệt. Với cách dạy, cách học, cách ra đề như lâu nay, với căn bệnh thành tích lan tràn như hiện nay, chuyện học sinh quay cóp cũng là điều dễ hiểu. Có người còn nói, nếu nhà trường không bị áp lực của thi đua, của thành tích, thì chuyện quay cóp không thể dễ dàng như đã xảy ra ở trường Đồi Ngô. Người dân còn nói với nhau, tiêu cực trong giáo dục cũng giống như tham nhũng trong kinh tế, chuyện nào bị lộ thì bắt được, chứ đâu phải chỉ có thế thôi. Họ còn nghĩ, nếu không thế tại sao ai cũng kêu học sinh học khá, có nơi học sinh lên lớp bốn còn chưa đọc chữ thành thạo, mà kết quả thi đạt tới hơn 98% ! Người ta có thể suy diễn theo nhiều cách: hoặc là do quay cóp nhiều mà đều đạt điểm tốt, hoặc là do các trường chủ trương chấm “nới tay” nên hầu như học sinh nào cũng tốt ngiệp.

         Nhưng từ đây lại nảy sinh câu hỏi: giả sử như con số gần 100% học sinh đỗ tú tài là con số thực, phản ánh chuyện học thực, thi thực, thì tại sao lại phải tổ chức kỳ thi với quy mô cả nước tốn kém và phiền phức như vậy? Có người sẽ nói, nếu không thi thế thì các em sẽ không học. Thật ra để giúp các em học, có nhiều cách chứ không phải chỉ dùng áp lực của thi cử. Thêm nữa việc đánh giá sau mỗi năm học cũng đã là một cách phân loại nhằm kích thích học sinh học tập, phấn đấu. Cái bất công, vô lý lớn nhất của kỳ thi tú tài là phủ nhận toàn bộ công sức mười hai năm học tập của học sinh, chỉ coi trọng kết quả của kỳ thi cuối cấp. Điều này trái ngược với mục tiêu của giáo dục phổ thông là bậc học không phải nhằm tuyển chọn người tài mà là cung cấp cho tất cả các em trong độ tuổi cùng một vốn kiến thức như nhau để từ đó bắt đầu bước vào đời hoặc học lên cao.

         Vì vậy không phải là không có lý khi nhiều nhà, giáo dục và cả dư luận xã hội cũng tán thành ý kiến đề nghị bỏ kỳ thi tú tài hoặc thay thế nó bằng một hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, ít tốn kém hơn. Đó sẽ là cách chữa tận gốc những tiêu cực xung quanh chuyện thi cử liên quan đến cả học sinh và giáo viên. Đó cũng là cách xóa bỏ một cách có hiệu quả căn bệnh thành tích trong giáo dục. Bỏ kỳ thi tú tài lâu nay là loại bớt một cơ hội cho bệnh thành tích, cho những hành vi gian dối, không trung thực trong giáo dục. Càng kéo dài cách làm này sự xói mòn nhân cách của học sinh và thầy giáo càng có nguy cơ khó sửa, xã hội càng mất lòng tin vào nhà trường, vào Bộ GD-ĐT.

         Một khi việc học và dạy đã không còn là lối đọc chép, học thuộc lòng,  không còn là cuộc thi đua, cạnh tranh về điểm số, một mất một còn, thì học sinh cũng sẽ không bị áp lực phải quay cóp, thầy giáo cũng sẽ không mất công lập đường dây để giải đề và chuyển cho học sinh, cha mẹ, phụ huynh sẽ không phải tìm cách ném phao thi vào trường.

         Đã đến lúc cuộc tranh cãi về thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học  nên đến hồi kết. Và chính chuyện tiêu cực xảy ra ở Hội đồng thi trường Đồi Ngô và kết quả “đáng mừng” gần 100% học sinh tốt nghiệp năm nay cũng như quyết định bất bình thường của Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi đại học gây xôn xao dư luận là tiếng chuông cùng gióng lên kêu gọi những người có trách nhiệm khẩn trương hành động./.

 

                                                                                                                                                                                                                                                                       

Gởi
Bài được đọc nhiều nhất
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Chủ nhật

 
 
 
 
 
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30