Lần đầu sau khi mơ thấy Đạm Tiên, Thúy Kiều
đã mơ hồ cảm thấy cuộc đời mình từ nay sẽ không biết sẽ ra sao và Kiều tự nghĩ về thân phận mình:
Hoa
trôi bèo dạt đã đành
Biết duyên mình biết phận mình thế thôi
Motif bèo dạt hoa trôi này còn xuất
hiện một lần nữa dưới dạng khác, trong lời Kim Trong tự trách mình đã để Kiều
rơi vào cảnh mười lăm năm lưu lạc :
Rằng :” Tôi trót quá chân ra
Để cho đến nỗi trôi hoa dạt bèo
Ngoài sự kết hợp Bèo Hoa còn có sự kết hợp
Bèo và Mây. Một lần, khi thuyết phục Thúc Sinh nên về thăm nhà và công khai với
gia đình quan hệ với mình để tránh tai vạ về sau, Thúy Kiều tự ví mình như cánh
bèo bấp bênh, mây bay gió thổi:
Vẻ chi chút phận bèo mây
Làm cho bể ải khi đầy khi vơi
Ở
đây biểu tượng song đôi bèo dạt mây trôi được
thu lại thành biểu tượng kép bèo mây, nhưng
ở những chỗ khác nó lại được bung ra thành nhiều dạng khác nhau:
Vì ai rụng cải rơi kim
Để con bèo nổi mây chìm vì ai
Đó là lời Vương ông tự than trách mình
trước lúc Thúy Kiều sắp phải rơi vào cảnh lưu lạc. Còn đây là lời lão Đô già kể
về số phận ba chìm bảy nổi của Thúy Kiều cho Kim Trọng và gia đình Kiều nghe:
Thoắt buôn về thoắt bán đi
Mây
trôi bèo nổi thiếu gì là
nơi
Chỉ một lần duy nhất biểu tượng Bèo
Mây không trực tiếp ám chỉ số phận lênh
đênh của Thúy Kiều, đó là khi Kiều đã thực hiện xong việc trả thù và tiễn Giác
Duyên ra về. Kiều lo lắng không biêt khi nào gặp lại Giác Duyên:
Rồi đây bèo hợp mây tan
Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu
Một chỗ khác, khi kể về cảnh Thúy Kiều
băn khoăn, tính toán trong việc nên khuyên Từ Hải hàng hay không nên hàng, Nguyễn
Du tả suy nghĩ của Kiều:
Nghĩ mình mặt nước cánh bèo
Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân
Biểu tượng Bèo một lần nữa lại thay đổi.
Thay vào tương quan với Hoa ( Hoa trôi
bèo dạt ) và với Mây ( Bèo mây )giờ đây là tương quan với Nước ( Mặt nước
cánh bèo ). Biểu tượng này còn được lắp lại một lần nữa trong đoạn tả cảnh
Thúy Kiều cân nhắc đắn đo, chuẩn bị trốn khỏi nhà Hoạn Thư. Kiều tự nghĩ về
mình :
Phận bèobao quản nước sa
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh
Chúng ta thấy từ một biểu tượng song đôi
( mặt nước cánh bèo ) Nguyễn Du đã
chuyển sang sử dụng biểu tượng biến thể
( phận bèo bao quản nước sa ) để
tránh sự đơn điệu, lặp lại. Tính chất sáng tạo này còn biểu hiện rõ hơn khi
Nguyễn Du chuyển từ cặp bèo nước sang bèo
sóng :
Ngọn bèochân sóng lạc loài
Nghĩ mình vinh hiển thương người lưu ly
Đó là lời Kim Trọng nói về Kiều khi chàng
đã nhẹ bước thanh vân và “ nỗi nàng càng
nghĩ xa gần càng thương”. Còn khi Vương ông khóc than kể lể sự tình trong
ngày cả nhà đoàn viên thì thân phận Kiều trong những tháng năm phiêu bạt cũng
được nhắc lại với hình ảnh bèo trôi sóng
vỗ:
Từ con lưu lạc quê người
Bèo
trôi sóng vỗ chốc mười
lăm năm
Bèo
sóng là hình ảnh hiếm gặp
trong thơ xưa, kể cả trong ca dao. Có thể xem đây là sáng tạo của Nguyễn Du.
Như chúng ta thấy, từ một biểu tượng bèo mây đã xuất hiện hàng loạt biểu tượng khác. Đọc những
câu thơ trên đây có cảm giác như nghe một khúc biến tấu bắt đầu với âm bèo và tiếp theo là những giai
điệu
khác nhau. Cái khéo của Nguyễn Du là đã không để âm nào lặp lại, trong suốt 10
câu thơ mỗi lần bèo lai hiện ra
trong một kết hợp khác nhau, trong những âm điệu khác nhau.
Đáng chú ý là những hình ảnh khác nhau
này đều tập trung vào một điểm : Thúy Kiều. Đời Kiều được nhìn từ những điểm
nhìn khác nhau, từ Vương ông, Kim Trọng, Thúc Sinh và từ chính bản thân Thúy Kiều,
nhưng dù từ góc độ nào thì Kiều cũng chì là chút phận bọt bèo, là chút thân phiêu bạt, luôn chịu cảnh hoa trôi bèo dạt, bèo nổi mây chìm, bèo hợp
mây tan, mặt nước cánh bèo, ngọn bèo chân sóng, bèo trôi sóng vỗ,mây trôi bèo nổi,
trôi hoa dạt bèo. Chừng ấy biểu tượng chỉ để chỉ một người, nằm rải rác nhiều
chỗ trong suốt tác phẩm nhưng không hề lặp lại, rõ ràng đó là cái tài cái khéo
của Nguyễn Du.
Trong Truyện Kiều ngoài những biểu tượng thiên
nhiên trên còn có những biểu tượng mới có thể xem là sáng tạo của Nguyễn
Du như sen đào ( Những từ sen ngó đào tơ // Mười lăm năm ấy bây giờ là đây ) và một số biểu tượng
khác như Bướm ong, yến anh, trăng hoa cũng
được Nguyễn Du sử dụng với những thay đổi, biến hóa như trong trường hợp trúc mai, bèo.
Vì sao Truyện Kiều lại có một mật độ dày đặc các biểu tượng thiên nhiên như vậy?
Chúng
ta đều biết Truyện Kiều là một tác phẩm kể chuyện. Truyện được xây dựng trên lời
kể của người kể chuyện và lời nói của các nhân vật. Lời nói – kể cả lời người kể
và lời nhân vật – muốn diễn tả một cách ngăn gọn và dễ hiểu điều định nói ra
thì không gì tốt hơn là dùng các biểu tượng có sẵn. Các biểu tượng này thường
là những cách diễn đạt ngăn gọn, súc tích và được cộng đồng thừa nhận, đã trở
thành quen thuộc với tất cả mọi người. Bởi vậy việc sử dụng biểu tượng khi nói mang
hiệu quả rất lớn. Đó là chưa kể nếu được tổ chức, kết cấu theo một hình thức
nào đó, việc sử dụng biểu tượng còn có
thể đem lại khoái cảm thẩm mĩ, có sức gợi
cảm.
Truyện Kiều là câu chuyện của Nguyễn Du
nên lời nói nhiều nhất là lời người kể. Có rất nhiều biểu tượng thiên nhiên được
sử dụng trong lời người kể :
- Tường
đông ong bướm đi về mặc ai / câu 38 /
- Hoa trôi bèo dạt đã đành / câu 219 /
- Hạt mưa sá nghĩ phận hèn / câu 619 /
- Con ong đã tỏ đường đi lối về / câu 846 /
- Sớm đào tối mận lân la /1289 /
- Phỉ
nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng / câu 2212 /
- Bóng chim tăm cá biết đâu mà nhìn / câu 2944 /
- v.v…
Nhưng người sử dụng biểu tượng thiên
nhiên nhiều nhất có lẽ là Thúy Kiều. Trước hết đó là vì trong số các nhân vật của
tác phẩm, Kiều là người nói nhiều hơn cả. Kiều nói với những người trong gia
đình, với Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải, với Tú Bà, Hoạn Thư, với Giác Duyên, với
Hồ Tôn Hiến. Không tính lời người kể chuyện, lời của Kiều chiếm hai phần ba lời
trong tác phẩm. Rất nhiều biểu tượng xuất hiện trong những câu nói của Thúy Kiều:
- Nào
người phượng chạ loan chung / với
Kim Trọng /
- Đừng
điều nguyệt nọ hoa kia / với Kim Trọng /
- Vường hồng chi dám ngăn rào chim xanh / với Kim Trọng /
- Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều nên đã chán chường yến anh / với Kim Trọng /
- Thân lươn bao quản lấm đầu với Tú Bà /
- Thiếp
như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi / với
Thúc Sinh /
- Chút
riêng chọn đá thử vàng / với Từ Hải /
- Rồi
đây bèo hợp mây tan
Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu / với
Giác Duyên /
- v.v.
Ngoài Thúy Kiều có thể nói hầu hết các
nhân vật trong Truyện Kiều ít nhiều đều sử dụng biểu tượng
trong
lời nói của mình. Không phân biệt người sang hay kẻ hèn, người tốt hay kẻ xấu,
dân thường hay quan lớn, ai nói Nguyễn Du cũng để cho sử dụng vài ba hình ảnh
có tính biểu tượng. Kim Trọng khi thuyết phục Thúy Kiều nối lại duyên xưa, nói:
Chàng rằng :’ Gắn bó một lời
Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau “
Hay:
Bấy lâu đáy bể mò kim
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa
Thúy Vân giục chị tổ chức lại hôn lễ với
Kim Trọng cũng nói:
Quả mai ba bảy đương vừa
Đào
non sớm liệu xe tơ kịp
thì
Còn Vương bà trong buổi cả nhà tái ngộ
đoàn viên, khóc than kể lể sự tình:
Từ con lưu lạc quê người
Bèo
trôi sóng vỗ chốc mười
lăm năm
Trong Truyện Kiều một trong những nhân vật
nói nhiều và trong lời nói có dùng nhiều biểu tượng thiên nhiên là Thúc Sinh.
Lúc định chuộc Kiều khỏi tay Tú Bà, Thúc Sinh đoan chắc với Kiều:
Đã gần chi có điều xa
Đá
vàng đã quyết phong ba cũng liều
Lúc lẻn ra Quan âm các gặp Kiều, phân
bua, bộc bạch nỗi niềm từ khi gặp lại nhau trong cảnh éo le, Thúc Sinh nói một
thôi dài:
Quản chi lên thác xuống ghềnh
Cũng toan sống thác với tình cho xong….
…..Thẹn mình đá nát vàng phai
Trăm thân dễ chuộc một lời được sao….
…….Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Con
tằm đến thác vẫn còn vương tơ
Một người tình khác của Thúy Kiều tuy nói
ít nhưng cũng dùng biểu tượng, đó là Từ Hải:
Từ rằng :” Tâm phúc tương cờ
Phải người trăng gió vật vờ hay sao…..
……….Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi
Các nhân vật khác như viên quan phủ, già
Đô, bà quản gia nhà Hoạn Thư, mỗi người tuy chỉ nói vài câu nhưng cũng dùng các
biểu tượng như trăng hoa / Trăng hoa song cũng thị phi biết điều –
Quan phủ /, mây trôi bèo nổi / Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi – già Đô
/, con ong cái kiến / Con ong cái kiến kêu gì được oan – quản
gia /. Đáng chú ý là không chỉ các
nhân vật tử tế mà cả các nhân vật phản diện Nguyễn Du cũng để cho sử dụng các
biểu tượng thiên nhiên trong lời thoại của mình. Hãy nghe Tú Bà khấn cho việc
làm ăn của lầu xanh khi vừa rước Thúy Kiều về:
Muôn nghìn người thấy cũng yêu
Xôn xao anh yến dập dìu trúc mai
Còn đây là lời Mã Giám Sinh tự nhủ với
mình:
Đào
tiên đã bén tay phàm
Thì vin cành quít cho cam sự đời
Hoạn Thư lúc toan tính hại Kiều và trừng trị Thúc Sinh
cũng tự nói thầm:
Lo gì việc ấy mà lo
Kiến
trong miệng chén có bò đi đâu
Còn khi gặp Thúc Sinh thì giả vờ nói:
Khen cho những miệng dông dài
Bướm
ong lại đặt những lời nọ
kia
Viêc hầu hết các nhân vật trong Truyện Kiều
đều sử dụng biểu tượng thiên nhiên nếu xét về phương diện cá thể hóa tính cách
theo quan niệm của tiểu thuyết hiện đại thì có vẻ như không ổn. Một tiểu thư
như Thúy Kiều mà biết nói những câu như “ Vườn
hồng chi dám ngăn rào chim xanh’ hay “ Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này” thì
cũng không hợp lí lắm. Tuy nhiên nếu căn cứ vào đặc điểm tư duy nghệ thuật thời
ấy chúng ta có thể hiểu vì sao có hiện tượng như vậy. Thi pháp cổ điển đặt cơ sở
trên những khuôn mẫu, những cách nói ít nhiều mang tính qui ước, ước lệ. Khi
Nguyễn Du viết : Mai cốt cách, tuyết tinh
thần // Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười , chắc ông cũng nghĩ theo cách
mà Nguyễn Trãi cách đó mấy trăm năm cũng đã từng nghĩ khi viết bài Thơ Mai :
Càng thưở già, càng cốt cách
Một phen giá, một tinh thần
Biểu tượng là một trong những những hình
thức mang tính qui ước ấy. Điều đó giải thích vì sao nó được sử dụng rộng rãi
trong một truyện thơ còn nằm trong khuôn khổ của văn chương cổ điển.
Tuy nhiên về cơ bản việc sử dụng rộng rãi
biểu tượng thiên nhiên trong Truyện Kiều nói lên tài năng của Nguyễn Du và đặc
sắc của Truyện Kiều. Trong Chiêu hồn thập
loại chúng sinh Nguyễn Du chỉ có một
câu duy nhất dùng biểu tượng :
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa
Trong Truyện Kiều , như ở trên đã dẫn ra,
biểu tượng thiên nhiên bắt gặp khắp các trang thơ. Các biểu tượng này vừa làm
cho câu thơ Kiều dễ hiểu, gần với lời nói bình thường, vừa làm cho Truện Kiều
mang đậm chất dân gian. Về điều này chúng tôi đã trình bày trong bài Chất dân gian trong Truyện Kiều in trong cuốn Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Du, kỷ niệm 250 năm năm
sinh Nguyễn Du, Nxb, ĐHQG TP HCM, 2015. Ở đây chúng tôi chỉ muốn nói thêm một
chút về các biểu tượng song đôi kiểu như bèo
hợp mây tan, ong qua bướm lại, cá nước chim trời, gió trúc mưa mai v.v. Cấu
trúc của loại biểu tượng này tuân theo hình thức cân đối, nhịp nhàng, vì vậy
ngoài giá trị về nghĩa nó còn mang lại chất nhạc cho âm điệu câu thơ. Có lẽ
Nguyễn Du đã học cách cấu trúc này trong lời nói của người bình dân và nhất là
trong những câu quan họ ở vùng Kinh Bắc quê mẹ cũng như những câu ví dặm, hát
phường vải ở quê cha. Ca dao có rất nhiều câu được tổ chức theo hình thức này :
- Tăm
năm đá nát vàng phai
Lời nguyền với bạn nhớ hoài không quên
- Kìa
như sông cạn đá mòn
Con tằmđến chết vẫn còn vương tơ
- Một
lòng chỉ quyết lấy anh
Ongbay bướm liệng xung quanh mặc Trời
Nhờ học cách tổ chức câu thơ theo hình thức
sử dụng các biểu tượng song đôi, đồng thời nhào nặn, thay đổi chúng tùy từng hoàn cảnh khác nhau như các trường hợp bèo, trúc mai phân tích ở trên, Nguyễn
Du đã làm cho Truyện Kiều gần gũi với cách nói, cách nghĩ của người bình dân và
đó cũng là một lí do giải thích vì sao Truyện Kiều dễ đọc, dễ thuộc, phổ biến rộng
rãi trong dân gian.
Sự có mặt của các biểu tượng thiên nhiên
với những hình thức khác nhau trong Truyện Kiều không chỉ nói lên đặc sắc nghệ
thuật và chất dân gian của tác phẩm, mà xét về phương diện lịch sử văn học, nó
còn cho thấy mối quan hệ giữa văn chương bác học và văn chương bình dân trong
giai đoạn này. Cùng với Truyện Kiều, nhiều tác phẩm khác cũng sử dụng các từ ngữ,
cách nói, các biểu tượng bắt gặp trong tục ngữ, ca dao. Ví dụ, trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ,
tuy không nhiều nhưng chúng ta cũng thấy có những biểu tượng quen thuộc như Đèo
bòng, Nguyệt Hoa, Bướm Hoa :
- Đa
mang chi nữa đèo bòng
Vui
gì thế sự mà mong nhân tình
- Hoa này bướm nỡ thờ ơ
Để gầy bông thắm, để xơ nhị vàng
- Hoàng
hôn thôi lại hoàng hôn
Nguyệt
hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa
Hay
trong Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự cũng vậy :
- Một
thề trao chịu hai tiên
Ghi lòng vàng đá, ghi nguyền tóc tơ
- Này
ai dập liễu vùi hương
Để ai nát đá phai vàng với ai
- Duyên
đâu ai lỡ mà lầm
Nhện
vương, lại mấy phen lầm
nữa đây
Những thí dụ trên chứng tỏ giữa văn
chương bác học và văn chương bình dân đã có sự giao thoa nhất định. Sự giao
thoa này không nên hiểu chỉ như quá trình các nhà thơ chính thống tiếp nhận ảnh
hưởng của thơ ca trữ tình và sáng tác dân gian mà nên hiểu như sự tác động qua
lại, giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp khó có
thể nói văn chương bác học mượn của thơ ca dân gian hay thơ ca dân gian nhận được
từ văn chương bác học. Thử lấy ví dụ trường hợp biểu tượng Mận Đào. Trong ca dao, biểu tượng này khá phổ biến :
- Đêm
qua mận mới hỏi đào
Vườn Xuân đã có ai vào hái hoa
- Em
như hoa mận hoa đào
Cái gì là ngãi tương giao hỡi nàng?
Truyện Kiều cũng có 2 lần Nguyễn Du sử dụng
biểu tượng này :
- Sớm đào tối mận lân la
Trước còn trăng gió sau ra đá vàng
- Cho
hay thục nữ chí cao
Phải người sớm mận tối đào như ai
Ở đây đúng như ý kiến của GS. Đinh Gia Khánh
: “ Thực ra quả là khó mà xác đinh được rằng ở đây Truyện Kiều đã chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian hay là thơ ca dân
gian đã chịu ảnh hưởng của Truyện Kiều”( 4
). Đó là chưa nói nếu xem xét rộng ra, chúng ta sẽ thấy đây không chỉ là
quan hệ giữa Truyện Kiều và thơ ca dân gian mà còn có vai trò của truyền thống
nữa. Trước Nguyễn Du bốn trăm năm, Nguyễn Trãi đã từng sử dụng nhiều lần biểu
tượng Mận Đào:
- Lẩn
thẩn làm chi áng mận đào / Mạn
thuật XIII /
- Cửa mận tường đào chân ngại chen /Thuật hứng I /
- Tườngđào ngõ mận ngại thung thăng t/ Mạn
thuật I /
- Ngoài
cửa mận đào là khách đỗ / Tự
thán XIII /
- Ắt
ngại lanh chanh áng mận đào / Thuật
hứng VII /
- Đến
trường đào mận ngặt chăng thông / Thuật hứng V /
Đó là chưa tính việc biểu tượng Mận Đào từ
lâu đã có trong văn học Trung Hoa. Mối quan hệ giữa văn chương bác học và văn
chương dân gian, giữa truyền thống và cách tân cũng như quan hệ tiếp biến giữa
các nền văn hóa là những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải xem xét cụ thể và có căn
cứ khoa học.
Khảo sát biểu tượng thiên nhiên trong
Truyện Kiều giúp chúng ta hiểu thêm nhiều điều về Nguyễn Du và tác phẩm. Nó cho
thấy đặc sắc của Nguyễn Du trong việc tổ chức lời thơ, những yếu tố góp phần tạo
nên chất dân gian của tác phẩm, đồng thời cũng cho thấy đặc điểm của tư duy nghệ
thuật Trung đại thể hiện trong tính cân đối, ước lệ. Trong Truyện Kiều không chỉ
có các biểu tượng thi6n nhiên mà còn có các biểu tượng khác. Thỉnh thoảng có thể
bắt gặp những biểu tượng như đài gương /Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng /, thuyền / Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai /, tóc tơ / Dưỡng sinh đôi nợ
tóc tơ chưa đền /. Nhưng nhìn chung số lượng các biểu tượng loại này rất ít. Đa số tuyệt đối vẫn là các biểu tượng
thiên nhiên. Nhưng vì sao các biểu tượng thiên nhiên lại chiếm vị trí ưu thế
trong Truyện Kiều và có lẽ cả trong thi ca nói chung, đó là câu hỏi thú vị đặt
ra không chỉ đối với các nhà nghiên cứu văn học mà còn đối với cả các nhà Ký hiệu
học, Nhân học văn hóa nói chung. / .
TƯ LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM
KHẢO:
1. Nguyễn
Thị Ngọc Điệp, Biểu tượng nghệ thuật
trong ca dao truyền thống người Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Nxb. Thời Đại,
2012
2. La
Mai Thi Gia, So sánh nghĩa biểu trưng của
cacx1 cặp biểu tượng sóng đôi trong ca dao và trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, trong
sách Đại thi hao, Danh nhân văn hóa Nguyễn
Du, Nxb. ĐHQG TP HCM, 2015
3. Nguyễn
Thạch Giang – Trương Chính, Nguyễn Du –
tác phẩm và lịch sử văn bản, Nxb. TP.HCM, 2000
4. Đinh
Gia Khánh – Chu Xuân Duên, Lich sử văn học
Việt Nam : Văn học dân gian, t.1, Nxb. ĐH và THCN, HN, 1972, tr. 291
5. Nguyễn
Xuân Kính – Phan Đăng Nhật, Kho tàng ca
dao người Việt, Nxb. VH – TT, HN, 2001
6. Nguyễn
Xuân Kính, Thi pháp ca dao, Nxb. ĐHQG
HN, 2007
7. Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, 1969
8. Rene
Wellek & Austin Warren, Theory of
Literature, Third Edition, London, 1977, p. 189
N.T.K.N