Xuống cấp văn hóa, nỗi bất an chung
GS.TSKH Lê Ngọc Trà
Tôi muốn bắt đầu bài viết này bằng những tin tức, sự kiện ngay từ cuộc sống.
Một lần, cầm trên tay số báo Tuổi Trẻ ra ngày 15/9/2010, tôi thấy ngay trên trang nhất một dòng tít lớn “ Thâm nhập “ dịch vụ tươi mát” cao cấp” với dòng chữ: chỉ cần vài thao tác đơn giản khách hàng có thể gặp gỡ với gái gọi cao cấp với giá chỉ từ vài trăm đến cả ngàn USD. Ngay trên tin này lại xuất hiện hai dòng tin lớn nữa: “ Thu hồi quyết định nhập 650.000 thùng bia” và “ Bia bọt nhiều thế!” (mục xã luận “ Thời sự và suy nghĩ”),liên quan đen việc Bộ Công Thương ký văn bản cho phép công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam nhập 650. 000 thùng bia Heineken trị giá khoảng 195 tỷ đồng! Chưa hết, cũng ngay trang nhất, bên trái có dòng chữ lớn: “ Phí 14 triệu nhưng phải chi 60 triệu”. Đó không phải là tin vỉa hè mà là phát biểu của Bộ trưởng Bộ LĐTB – XH trước Ủy ban thường vụ Quốc Hội ngày 14/9/2010 về việc đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Cũng chưa hết, ngay dưới tin trên cũng lại có một dòng in đậm: “ Đề nghị kỷ luật UBND tỉnh Kiên Giang” (gồm 1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch) vì đã ưu đãi đầu tư 155 tỷ đồng cho một công ty không đúng qui định của Chính phủ. Và cuối cùng là hình ảnh một chiếc taxi đang cắm đầu xuống hố trên đường phố của một quận trung tâm TP.HCM với tít in đậm “ Taxi lọt hố tử thần” .
Tôi lật tiếp những trang sau và cũng chỉ đọc lướt qua những dòng tít lớn:
Trang 2:
- “ Người chống tham nhũng đang ở thế yếu”
- “ Chấn chỉnh tình trạng cúp điện vô tội vạ”
Trang 4:
- “Thu hồi giải đặc biệt cuộc thi ảnh Lăng kính xanh” (phần thưởng 1.200 USD, vì thí sinh là sinh viên của một trường đại học đã “ đạo” ảnh trên mạng rồi mang đi thi).
- “ Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (trung tâm TP.HCM) nứt tường chắn, lún đường dẫn”
- Phát hiện hơn 20 tấn thịt heo đã bốc mùi (TP HCM).
- “Thi công không rào chắn, 2 trẻ chết oan” (Đà Nẵng).
Trang 5:
-“Di lí ông Huỳnh Ngọc Sỹ vào thành phố HCM để xét xử (về vụ hối lộ và tham nhũng
- “Bệnh viện quận 2 thu thêm tiền của bệnh nhân”
- “Truy nã bị can giết cô giáo giấu
- “ Bắt giam nữ giám đốc lừa đảo”
- “Phạt công ty xử lý rác Vietstar 230 triệu đồng” (TPHCM) vì chôn rác thải không đùng nơi qui định)
Trang 6:
- “Vụ khuất tất “ xẻ thịt” xà lan ngoại”
Trang 7:
- “Dịch vụ điện thoại phải minh bạch hơn”
- “Xe máy chở 5 người trên quốc lộ 1A (có ảnh)
- “Chợ chim” trước cổng Nghĩa trang Mai Dịch” ( Hà Nội)
Chừng ấy mục chỉ trên 6 trang báo của một tờ báo nghiêm túc, đàng hoàng là điều gợi lên nhiều suy nghĩ.
Trước hết là tính chất phổ biến của các hiện tượng tiêu cực. Những hiện tượng này không phải chỉ xẩy ra ở một nơi mà ở nhiều nơi, từ Bắc tới Nam, từ thành phố đến nông thôn, không phải cá biệt mà là tràn lan, không phải số ít mà là số nhiều. Nếu lấy bất kỳ số báo hàng ngày nào chắc cũng sẽ bắt gặp những hiện tượng tương tự.
Thứ hai là tính chất đồng loạt, toàn diện của sự xuống cấp. Chỉ tính những hiện tượng được nêu trên 6 trang báo kia thôi cũng thấy chúng liên quan đến hầu như tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Quản lý nhà nước, kinh tế, thương nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục, quản lý đô thị, môi trường, truyền thông, văn hóa nghệ thuật, tệ nạn xã hội.v.v.
Thứ ba là tính chất nghiêm trọng của các hiện tượng tiêu cực và hành vi tội phạm. Báo chí đã nhiều lần đưa tin về việc con giết cha, con giết mẹ, mẹ hành hạ dã man con mình, học trò giết cô giáo. Gần đây trên TV chiếu một bộ phim truyền hình VN, kể chuyện một thầy giáo ở trường phổ thông yêu một em học sinh rồi vì một lý do nào đó đã thắt cổ giết em gái ấy, sau vì sợ bị lộ nên giết luôn cả em nữ sinh là bạn gái của nạn nhân. Những hiện tượng xẩy ra đã xuống thấp dưới mức đạo lý sơ đẳng làm người. Đó là điều rất nguy hiểm. Tính chất nghiêm trọng của sự xuống cấp còn bộc lộ ở chỗ nó không chỉ diễn ra
Một khi các hiện tượng xã hội xẩy ra đồng loạt và phổ biến như vậy thì chúng ta không thể nói đây chỉ là sự xuống cấp về đạo đức hay sinh hoạt mà phải gọi nó là sự xuống cấp văn hóa, một sự xuống cấp đánh dấu cả một bước suy thoái của đời sống xã hội chứ không riêng một lĩnh vực nào. Văn hóa theo nghĩa rộng ([1]) là những gía trị mà con người có được
Xuống cấp văn hóa hiện nay biểu hiện ở mấy dạng cơ bản sau đây.
Trước hết là sự sa sút về mặt chất lượng và tính chuyên nghiệp. Có thể nói đâu đâu chúng ta cũng gặp những hiện tượng làm ẩu, làm cẩu thả, làm không chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Rất nhiều hoạt động chuyên nghiệp được chuẩn bị và quảng bá rầm rộ, tiêu tốn nhiều tiền như lễ hội, ca nhạc,liên hoan điện ảnh, sân khấu nhưng lại đầy rẫy tính nghiệp dư. Nhiều chương trình trên TV chỉ đáng ở cấp quận, cấp phường. Ngay cả hoạt động lớn như liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất – 1st VNIFF mới đây cũng được đánh già là “thiếu tính chuyên nghiệp, thừa tay…ngang”. Trong bài báo “Khi văn hóa không đạt tầm văn hóa” (Tuần VN.net, 25/10/2010) tác giả kể lại cảnh các MC hét tên hoa hậu và diễn viên, ca sỹ Việt Nam, quên cả giới thiệu Chủ tịch Ban Giám Khảo là người nước ngoài và chuyện các đạo diễn, giám đốc phim xô xát động chân, động tay giữa nơi công cộng, khẩu chiến bằng những lời lẽ bất chấp lịch sự tối thiểu.
Biểu hiện tệ nhất của sự sa sút chất lượng là chuyện hàng “ dỏm”, hàng giả, bằng giả. Người tiêu dùng không biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Công chúng không biết đâu là giáo sư thật, giáo sư giả, đâu là tiến sỹ thật, tiên sỹ giả, đâu là người có bằng cấp và thực học, đâu là người học giả mà bằng thật, đâu là trường quốc tế thật, đâu là trường quốc tế dỏm, đâu là trường đại học đúng nghĩa đại học, đâu là trường đại học chỉ có cái “mác”.. Ngay cả phần thưởng, giải thưởng, thi đua cũng giả vì khẩu hiệu chống bệnh thành tích tự bản thân nó đã nói lên rằng thành tích là không có thật. Đi liền với hiện tượng này là tình trạng đạo văn, đạo nhạc, đạo ảnh, tạo thành sỉ nhục đối với trí thức, văn nghệ sỹ. Hààng dởm, hàng giả không chỉ giới hạn
Tuy nhiên cái đáng báo động là sự xuống cấp văn hóa không chỉ dừng lại ở đó. Có nhiều hiện tượng khác rất đau lòng làm chúng ta cảm thấy bất an: Sự giả đối lan tràn, sự vô cảm trước cái ác, cái xấu, sự nhẫn tâm, sự tàn bạo vượt khỏi những chuẩn mực nhân đạo thông thường, sự coi thường những giá trị tinh thần, chạy theo tiền, quyền, danh, lợi, hạ thấp đức tin, biến tôn giáo thành mê tín, quyền lực, tri thức và nghệ thuật bị mất đi tính tự trị, mục đích truy cầu chân lý, mất tính khách quan và cao sang vốn có của mình, biến thành phương tiện phục vụ chính trị hoặc giải trí, phương tiện làm quan hay làm tiền. Đây là sự xuống cấp văn hóa
Xuống cấp văn hóa đã trở thành nỗi bức xúc chung một phần vì nó quá phổ biến, thường xuyên bắt gặp trong sinh hoạt hàng ngày, trong hành vi và ngôn ngữ của những người xung quanh. Có thể nói chưa bao giờ văn hóa ứng xử của người ta với nhau ở nơi công cộng lại kém như bây giờ. Lỡ một chút là cãi cọ, chửi nhau, văng tục, đánh nhau, đâm chém nhau. Những phép lịch sự tối thiểu đã không được tôn trọng, nhất là trong lời ăn tiếng nói, trong ứng xử ở nơi đông người, ở nơi công quyền. Đây không hẳn là sự suy đồi về đạo đức, mặc dù nó gắn liền với sự sút kém về giá trị đạo đức, mà là một dạng của xuống cấp văn hóa trong lĩnh vực lối sống, hành vi của con người.
Xuống cấp văn hóa đã không chỉ còn là nỗi lo âu mà đã trở thành hiện thực, thành nỗi đau của những người có lương tri, thành nỗi bất an của xã hội. Người ta không chỉ sống bằng cơm gạo, bánh mì. Một khi đời sống kinh tế được cải thiện, miếng ăn cái mặc tạm đủ thì nhu cầu về đời sống tinh thần, đòi hỏi được đối xử với nhau một cách lịch sự, được sống với nhau một cách thành thật,
Vì sao có sự xuống cấp văn hóa trong đời sống hiện nay?
Có người nói do giáo dục. Đúng là giáo dục phải gánh một phần trách nhiệm. Nhưng giáo dục có lỗi như thế nào, điều này cần được nhìn nhận cho thỏa đáng. Đó là lỗi của người thầy hay của nhà trường, nếu là của thầy thì tại sao thầy lại làm như vậy, vì đồng lương, vì được tuyển chọn, đào tạo hay vì phẩm chất cá nhân. Còn nếu vì nhà trường thì cụ thể là gì và đâu là cái chính: do triết lí giáo dục, do chương trình sách giáo khoa, do cơ sở vật chất hay cách chỉ đạo của Sở, của Bộ. Những vấn đề này cần phải được xem xét kĩ lưỡng.Tuy nhiên có thể thống nhất ở một điểm chung: nếu
Nhiều người nói xuống cấp văn hóa là do kinh tế thị trường hay mặt trái của kinh tế thị trường. Điều này không phải không có cơ sở. Tuy nhiên nếu quy hết cho kinh tế thị trường rõ ràng không thuyết phục. Không phải hễ kinh tế thị trường thì tất yếu dẫn đến xuống cấp văn hóa. Cái chính là khi chuyển sang kinh tế thị trường chúng ta không tạo ra được nền luật pháp và đạo đức tương ứng với nó. Kinh tế thị trường là tự do buôn bán,cạnh tranh, lợi nhuận, nếu không có nhà nước pháp quyền thì làm sao quản nổi, nếu không có nền đạo đức tôn trọng cá nhân, cá nhân chịu trách nhiệm mà chỉ dựa vào tinh thần làm chủ tập thể thì sẽ xẩy ra bao nhiêu điều tiêu cực như hiện nay. Nếu là kinh tế thị trường thì phải dựa trên sự tôn trọng sở hữu cá nhân, còn nếu chỉ coi trọng sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thì vụ VINASHIN và nhiều vụ việc xẩy ra tương tự vừa qua là những bài học hết sức có ý nghĩa.
Xuống cấp văn hóa có nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản, có nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ những tư tưởng, quan niệm thống trị
Điều này cũng có nghĩa là muốn cứu vãn sự xuống cấp văn hóa phải nhận thức đúng đâu là nguyên nhân chính, đâu là nguyên nhân phụ, đâu là cái có tính chất gốc rễ gây nên sự xuống cấp đồng loạt
Đó là những câu hỏi không khó trả lời nhưng để giải quyết thì hiện nay rõ ràng không dễ.
TP. HCM, 29/10/2010
([1])Văn hóa theo nghĩa hẹp là văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, sinh hoạt, lễ hội.