Tôi rất hoan nghênh diễn đàn “ Học thật, thi thật, nhân tài thật”. Giữa lúc nhiều cái giả đang lộng
hành, hàng giả, tin giả, bằng giả phổ biến khắp nơi, lời kêu gọii hướng về cái
thật hết sức cần thiết. Tôi chỉ cảm thấy hơi xót xa một chút về mấy chữ “ nhân tài thật”. Hóa ra đến nhân tài mà
cũng có chuyện giả sao! Chuyện học giả, thi giả thì khá phổ biến và có thể hiểu
được, nhưng đến nhân tài mà cũng có chuyện giả thì đáng lo quá.
Làm thế nào để khắc
phục tình trạng học giả bằng thật? Tôi nghĩ ở đây cần phân biệt hai chuyện. Một
là chuyện các em học sinh tuy học kém nhưng vẫn lên lớp, thậm chí vẫn là học
sinh tiên tiến. Ở đây có lỗi của học sinh một phần, nhưng cái chính là lỗi của
nhà trường, của thầy cô giáo và một phần của cả phụ huynh học sinh. Ngoãi những
nguyên nhân tiêu cực do quan hệ, bệnh thành tích là cái tạo nên nhiều hệ lụy trong chuyện này. Nhiếu ý kiến tham gia diễn
đàn đã phân tích và chỉ ra rất đúng bản chất và tác hại của hiện tượng này. Vì
thế muốn có học thật, thi thật thì dứt khoát phải khắc phục triệt để bệnh thành
tích, đổi mới hoạt đông thi đua, đừng để thi đua trở thành áp lực đối với nhà
trường và giáo viên. Ngay cả cách đánh giá học sinh cũng phải thay đổi. Muốn có
học thật, thi thật thì cách đánh giá, cho điểm cũng phải thay đổi, phải “ thật”.
Vấn đề thứ hai của
chuyện học thật thi thật liên quan đến việc đi học của người lớn. Chúng ta đang
cổ vũ cho việc học tập suốt đời, xây dưng một xã hội học tập. Việc này có ý
nghĩa xã hội và kinh tế rất lớn. Tuy nhiên ai cũng thấy ở đây đang xảy ra nhiều
hiện tượng tiêu cực đáng buồn. Nhiều người đi học không phải để nâng cao biểu
biết, tay nghề mà chủ yếu là để được nâng lương, để được đề bat vào chức vụ này
chức vụ kia. Nhất là đối với cách học để lấy bằng hai. Nhiều người thắc mắc
không hiểu ông ấy bà ấy là người có chức vụ, trọng trách nặng nề lấy đâu ra thời
gian để học mà lại có nhiều bằng cấp như vậy. Bởi vậy nhiều khi nghe giới thiệu
ngưới này người kia có bằng cấp cao mình không thấy hãnh diện mà ngược lại thấy
buồn. Vấn đề học thật, thi thật chính là vấn đề học giả bằng thật, một vấn nạn
không chỉ của ngành giáo dục mà của cả xã hội.
Cái cốt yếu là
phải xác đinh cho đúng mục đích của việc học. Học là để có kiến thức, nâng cao
hiểu biết, rèn luyện tay nghề. Không nên xem học là phương tiện để làm việc
khác. Chừng nào mục tiêu của việc học được xác định đúng đắn thì lúc đó mới có
học thật, thi thật. Ở ta bệnh hư danh đã làm méo mó việc học, dẫn đến không biết
bao nhiêu chuyện tiêu cực trong và ngoài ngành giáo dục, tứ những cấp học thấp đến những bậc rất cao của “ nhân
tài”.
Muốn khắc phục
tình trang nói trên phải có sự nổ lực của toàn xã hội, nhưng trách nhiệm trước
tiên là của ngành giáo dục, của các thầy cô giáo. Muốn có học thật, thi thật
thì phải có dạy thật, thi cử, đánh giá thật. Tôi rất tâm đắc với ý kiến của Tân
Bộ trưởng Bộ GD-DT trong thư gửi toàn ngành khi mới nhậm chức. Nghề nhà giáo phải
được vinh danh xứng đáng, nhưng muốn được vinh danh trước hết nhà giáo phải làm
tròn sứ mạng của mình. Chuyện học thật, thi thật cũng vậy, phụ thuộc chủ yếu ở
nhà trướng, ở thầy cô giáo. Cái chính là phải thật với chính mình.
Dĩ nhiên chuyện học
giả, bằng giả không phải chỉ là chuyện riêng của ngành giáo dục. Chừng nào
trong đời sống hàng ngày người ta còn chưa nói thật, làm thật, báo cáo thật,
chưa thực sự sống thật thì những hiện tương tiêu cực trong giáo dục vẫn chưa thể
khắc phục triệt để. Nhưng đó là một câu chuyên khác. Phần mình mong sao ngành
giáo dục cố găng để việc học thật, thi thật, nhân tài thật trở thành bình thường,
như ước mong của chúng ta.
N.T.K.N