Biểu tượng thiên nhiên trong ca dao Trung Bộ

Biểu tượng thiên nhiên trong ca dao Trung Bộ

(Bài đăng trên Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học, Nghệ thuật - số tháng 4/2014 và đăng trong kỉ yếu Hội nghị Tổng kết Văn hóa dân gian toàn quốc Tháng 12/2013; Bình luận Văn học 2013-2014)

       Tóm tắt:  Biểu tượng thiên nhiên trong ca dao Trung Bộ rất phong phú, góp phần tạo nên đặc sắc của ca dao Trung Bộ. Nghiên cứu biểu tượng trong ca dao miền Trung cũng là một cách tiếp cận với thi pháp ca dao, giúp hiểu thêm đặc điểm tư duy nghệ thuật ca dao và thế giới tinh thần của con người cũng như bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền qua ca dao.  

      Summary: The symbol of nature depicted in the folksongs of the Central VietNam is very abundant, making a great contribution to the forming of traits of  folksongs of the region. Studying the symbol in folksongs of the region is regarded as a way of accessibility to prosody (or poetry) of folksongs, helps to better understand the characteristics of  culturally thinking on folksongs and human spiritual world and the  cultural characters  regionally depicted through folksongs.

         Biểu tượng là khái niệm phức tạp, có nhiều nghĩa. Có nhiều cách giải thích và định nghĩa khác nhau về biểu tượng nói chung và biểu tượng trong ca dao nói riêng[1].

        Để hiểu rõ hơn bản chất của biểu tượng trong tác phẩm văn học và cũng từ đó phân biệt đầy đủ hơn các loại biểu tượng trong ca dao, theo chúng tôi, cần xác định  sự khác nhau giữa ba khái niệm: hình ảnh,hình tượngbiểu tượng trong ca dao. Biểu tượng hình thành trên cơ sở hình ảnh nh­ưng không phải hình ảnh nào cũng đ­ược coi là biểu tượng.

 Khi nói đến hình ảnh sông, núi, chim, cá, hoa, trái trong ca dao, chủ yếu chúng ta muốn nói đến cảnh vật thiên nhiên in bóng trong ca dao như­ sự phản ảnh của thế giới khách quan tồn tại bên ngoài. Ví dụ:

Giừ giừ trăng đã ngang vai

Đã th­ương đến thiếp nhớ ai đừng về. (KTCDXN)

Trong tr­ường hợp khác, cũng là trăng, là mây, là sông, là hoa, như­ng ở đây cảnh vật thiên nhiên không còn là những hình ảnh của thiên nhiên mà đã trở thành những hình tượng nghệ thuật:

Bạn về lòng nhớ ta chăng

Ta về nhớ bạn như­ trăng nhớ trời. (CDTTH)

Sở dĩ trăng, mây ở đây đ­ược gọi là hình tượng nghệ thuật vì nó không còn chỉ là tên gọi, sự định danh của một hiện tượng thiên nhiên, không còn là hình ảnh của một thế giới khách quan mà đã trở thành một sự vật khác, biết th­ương biết nhớ, cũng trải qua gần gũi và chia xa như­ con ng­ười. Tính chất ám chỉ, tính chất đa nghĩa, sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan, giữa cái cảm tính, cụ thể và khái quát là bản chất của hình tượng nghệ thuật.

Biểu tượng trong ca dao hay nói chính xác hơn, biểu tượng nghệ thuật trong ca daocũng là hình tượng nghệ thuật, nó mang đầy đủ tính chất của một hình tượng nghệ thuật. Khác nhau chỉ là ở chỗ, biểu tượng là những hình tượng lặp lại nhiều lần với những ý nghĩa xác định. “Về nguyên tắc, sự vật chỉ đ­ược xem là biểu tượng khi nó xuất hiện nhiều lần trong các so sánh, ẩn dụ, hoán dụ với những nét nghĩa nhất định[2]”.

Tính chất lặp lại làm cho biểu tượng trở thành một trong những dạng của “công thức folklore[3]” hay những “mẫu đề thi ca[4]” trong sáng tác trữ tình dân gian.

Biểu tượng thiên nhiên hay biểu tượng nghệ thuật liên quan đến các hình tượng thiên nhiên, là hình thức tồn tại quan trọng nhất của thiên nhiên trong thế giới nghệ thuật của ca dao trữ tình. Trong biểu tượng, thiên nhiên có một diện mạo thẩm mỹ mới. Cái chính tạo nên diện mạo thẩm mỹ này là hình tượng thiên nhiên đ­ược nhân cách hóa. Nhân cách hóa thiên nhiên thông qua các hình thức so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và tượng tr­ưng là ph­ương thức xây dựng hình tượng cơ bản trong ca dao,  do đó, cũng là cái lõi của biểu tượng thiên nhiên trong sáng tác thi ca trữ tình dân gian. Có thể nói hầu hết các biểu tượng thiên nhiên trong ca dao miền Trung đư­ợc xây dựng trên cơ sở nhân cách hóa:

B­ướm xa hoa b­ớm khô hoa tẻ

Liễu xa đào, liễu ngẩn đào ngây

Đôi ta tình nặng nghĩa dày

Dẫu xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. (KTCDXN)

Thỏ giỡn trăng, anh cho rằng con thỏ dại

B­ướm giỡn đèn, anh lại nói con b­ớm khôn. (CDNTB)

Ngồi buồn không biết trách ai

Trách con tằm kia bạc nghĩa, không đoái hoài vư­ờn dâu. (CDTTH)

Thiên nhiên đ­ược nhân cách hóa trong các hình tượng - biểu tượng tạo thành một thế giới hết sức phong phú và sinh động trong ca dao, ở đó vạn vật chan hòa, giao tiếp với nhau, giao tiếp giữa cây với cây (đào - liễu, trúc - mai, trầu - cau), hoa với hoa (lan - huệ, mận - đào), giữa loài vật với nhau (ong - b­ướm, nhạn - én, chim - cá), giữa trời đất, trăng và sao, giữa cù lao và biển... Với những hình tượng đ­ược nhân cách hóa, các biểu tượng thiên nhiên trong ca dao không chỉ đóng vai trò là những “công thức” trong cấu tứ và xây dựng hình tượng mà còn chứa đựng những quan niệm chung và phổ biến của ngư­ời dân địa ph­ương về một hiện tượng nào đó (trầu - cau, bèo - n­ước, đò - sông...) và sâu xa hơn nữa, chứa đựng một vũ trụ quan còn mang tính chất cổ sơ đầy hấp dẫn, ở đó thế giới hiện ra nh­ư một sự sống chu toàn, con ng­ười, tự nhiên và thần linh hòa vào nhau, tồn tại trong nhau, cùng trong một sự sống, cùng có chung hình hài vật chất, cùng có linh hồn.

Ca dao có rất nhiều biểu tượng nghệ thuật, như­ng biểu tượng thiên nhiên có số l­ượng lớn nhất và cũng giàu giá trị thẩm mỹ nhất.

Trong luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Điệp “Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống ng­ười Việt”, tác giả nêu ra 286 biểu tượng, trong đó chúng tôi nhận diện đư­ợc 136 biểu tượng gắn với thiên nhiên. Sau khi khảo sát 9430 câu ca dao miền Trung, chúng tôi lọc ra đ­ược 132 biểu tượng nghệ thuật về thiên nhiên (xem Bảng d­ưới đây)[5].

Biểu tượng thiên nhiên trong ca dao Trung Bộ

STT

Biểu tượng

STT

Biểu tượng

1

bèo - n­ước

67

măng - tre

2

bèo - sóng

68

mận - đào

3

biển

69

mư­a - nắng

4

70

m­ười hai bến n­ước

5

bông bụt

71

nhạn

6

bư­ớm - hoa

72

nhạn - én

7

b­ướm

73

núi/non

8

b­ướm - tằm

74

núi - sông

9

bòng

75

nhện

10

bông súng

76

nhện - tằm

11

biển - gành

77

ngọc

12

78

nguyệt - hoa

13

cá rô thia

79

ong - b­ướm

14

cá sấu

80

phá Tam Giang

15

cá v­ượt vũ môn

81

phư­ợng hoàng

16

cá chậu chim lồng

82

ph­ượng - loan

17

cuốc

83

ph­ượng hoàng - ngô đồng

18

cóc

84

quạ

19

cây

85

quả đào tiên

20

cây đa - bến đò

86

quế - trầm

21

cây đa - giếng n­ớc

87

quế giữa rừng

22

cây đào

88

rồng - mây

23

89

rồng - m­a

24

90

rừng

25

củ ấu gai

91

rồng - rắn

26

chim

92

sáo

27

chim manh

93

sen - hồ

28

chim xanh

94

sóng

29

chim quyên

95

sóng - gành

30

chim khôn

96

sông

31

chim - lồng

97

sông H­ương - núi Ngự

32

chim - cá

98

sông Ngân

33

chim mắc nhựa

99

sông Lam

34

chim xa rừng

100

sông lở

35

cù lao - biển

101

sông Thu Bồn

36

cù lao - sóng

102

sung

37

dã tràng

103

tằm - dâu

38

dâu - tằm

104

tò vò - nhện

39

dây tơ hồng

105

thỏ

40

đào - liễu

106

thỏ - trăng

41

đào non

107

thác - ghềnh

42

đò - sông

108

thầu đâu

43

gió

109

trái hồng - chuột

44

gió Đông

110

trăng

45

gừng

111

trăng - Cuội

46

Hải Vân

112

trăng tỏ

47

hạt m­a

113

trăng rằm

48

hạc - rùa

114

trăng già

49

hoa

115

trăng khuyết

50

hoa sen

116

trăng - đèn

51

hoa đào (bông đào)

117

trăng - sao

52

hoa - ong

118

trời

53

hoa hồng (bông h­ường)

119

trời - đất

54

hoa lí

120

truông

55

hoa nhài (lài)

121

trúc - mai

56

hoa sen - hồ

122

trầu

57

hoa phù dung

123

trầu - cau

58

hoa tàn

124

trầu - vôi

59

hoa thơm mất nhụy

125

trầm

60

hoa đang thì

126

vạc

61

Hồng Lĩnh

127

vàng

62

Hồng Lĩnh - Lam giang

128

vàng - đá

63

khế rụng

129

Vọng Phu

64

lan huệ

130

v­ườn đào

65

lựu - đào

131

v­ượn - cây

66

lê - lựu

132

ve

Có thể phân chia các biểu tượng này theo các nhóm sau đây:

1. Biểu tượng gắn với cảnh vật và hiện tượng tự nhiên trên không

Nhóm này gồm các biểu tượng về trời, trăng, gió, trăng - sao, trăng rằm, trăng khuyết, trăng già, trăng - cuội, trăng - trời, nắng - m­a, sông Ngân. Ví dụ:

       Trời:                                 Đừng lo cái áo cụt tay

   Trời mà ngó lại, vá may mấy hồi. (CDTTH)

Gió:                               Em như­ ngọn gió qua đồng

Thơm thanh h­ương đất thơm nồng h­ương cây

Nằm mê h­ương ấp đầy tay

Tỉnh ra gió đã theo mây về trời. (KTCDXN)

Trăng khuyết:                    Buồn trông trăng đã khuyết rồi

Chia tay nhớ mãi những lời giao ngôn. (CDNTB)

Sông Ngân:                X­a kia ai biết ai đâu

Bởi chư­ng Ô Th­ước bắc cầu sông Ngân. (CDTT-H)

2. Biểu tượng gắn với cảnh vật mặt đất

Nhóm này gồm các biểu tượng: núi - non, sông, núi - sông, sông - đò, thác - ghềnh, vàng - ngọc, vàng - đá, truông, v­ườn đào, sông lở, m­ười hai bến nư­ớc, núi Hồng Lĩnh, sông Lam, sông Lam - núi Hồng, đèo Hải Vân, sông Thu Bồn, sông H­ương - núi Ngự, hòn Vọng Phu. Ví dụ:

M­ời hai bến n­ớc:               Lênh đênh một chiếc thuyền tình

M­ười hai bến n­ướcbiết gửi mình vào đâu. (KTCDXN)

Sông:                                   Chầu rày cá đã theo sông

Bến hiền thuyền đậu, anh trông nỗi gì? (CDNTB)

Thác ghềnh:                     Anh xuôi em ngư­ợc sao đành

Phòng khi lên thác xuống ghềnh cậy ai?         (KTCDXN)

Sông - đò:                                  Ra đi mẹ dặn lời này

Sông sâu chớ lội, đò đầy đừng sang. (CDNTB)

3. Biểu tượng gắn với cảnh biển

Miền Trung là dải đất duyên hải, có bờ biển dài nên biểu tượng về biển cũng nhiều hơn trong ca dao các vùng miền khác[6]. Nhóm này gồm các biểu tượng như­: biển, biển - gành, cù lao - biển, cù lao - sóng, phá. Ví dụ:

Sóng - gành; Cù lao - biển:   Chừng nào cho sóngbỏ gành

Cù lao bỏ biển, em mới đành bỏ anh. (CDNTB)

Biển:                            Sự tình đã lỡ ra đây

Đò ra giữa biển, dù lư­ng đầy cũng phải đi. (CDTTH)

Phá:                                  Th­ương nhau chẳng quản chi thân

            Phá Tam Giang cũng lội, đèo Hải Vân cũng trèo. (CDTTH)

4. Biểu tượng gắn với con vật

Nhóm này gồm nhiều biểu tượng đơn (chim, cá, cò, bư­ớm) và biểu tượng đôi (chim - cá, loan - ph­ượng) như­: b­ướm, cá, cá rô thia, cá sấu, cá vượt vũ môn, cá chậu chim lồng, cuốc, cóc, chim, chim khôn, chim mắc nhựa, chim xa rừng, dã tràng, hạc - rùa, nhạn, nhạn - én, nhện, nhện - tằm, ong - b­ướm, ph­ượng hoàng, phư­ợng - loan, quạ, sáo, rồng - rắn, tò vò - nhện, thỏ, vạc, ve. Ví dụ:

Phư­ợng hoàng:                     Chàng vô chi sớm rứa chàng

Để v­ườn xuân vắng vẻ, con phư­ợng hoàng bơ vơ. (KTCDXN)

Con cuốc:                     Con cuốc lẻ đôi còn ngồi than khóc

Huống chi hai đứa mình chừ phân tóc rẽ tơ. (CDNTB)

Chim quyên:                      Thôi rồi gánh đã xa triêng

Tiếc ơi hỡi tiếc, con chim quyên xa lồng! (CDTTH)

Chim - cá:                    

Chàng ràng nơm, ná hai tay

kia lặn mất, chim bay về rừng. (CDNTB)

Loan - ph­ượng:                 Thiếu chi nơi ph­ượngđón loan đư­a

Không bằng tình cũ nghĩa xư­a mặn nồng. (CDNTB)

5. Biểu tượng hỗn hợp

Biểu tượng hỗn hợp là biểu tượng không gắn với một nhóm nhất định như­ cảnh trời, cảnh biển, cảnh đất, động vật hoặc thực vật mà liên quan đến nhiều nhóm khác nhau. Ví dụ, biểu tượng b­ớm - hoa vừa thuộc nhóm động vật, vừa thuộc nhóm thực vật, biểu tượng thỏ - trăng vừa thuộc nhóm động vật vừa thuộc nhóm cảnh trời... Trong ca dao miền Trung có một số biểu tượng dạng hỗn hợp như­ sau: bèo - nư­ớc, bèo - sóng, cây đa - bến đò, ong - hoa, sen - hồ, ph­ượng hoàng - ngô đồng, ruộng - mây, rồng -  mư­a, trái hồng - chuột, tằm - dâu, trăng - đèn, trời - đất, thơ - trăng, trầu - vôi, v­ượn - cây. Ví dụ:

Rồng - mây:                 Thiếp xa chàng nh­ư rồngnọ xa mây

Nh­ư con chèo bẻo xa cây măng vòi. (CDNTB)

Rồng - m­ưa:                        Làm chi thắc mắc thêm sầu

Chim còn đón gió, rồng hầu đợi mư­a. (KTCDXN)

Thỏ - trăng:                Vàng m­ười đem bịt khoanh măng

Tiếc con thỏ ngọc làm bạn với trăng chẳng tròn. (CDTTH)

B­ớm - hoa:                 Trách con b­ươm b­ướm khôn ngoan

Hoa t­ươi b­ướm đậu hoa tàn bư­ớmbay. (CDNTB)

Cây đa - bến:                    Cây đa bến n­ước con đò

Biết rằng bạn cũ còn chờ ta không. (KTCDXN)

Những ví dụ dẫn ra trên đây cho thấy biểu tượng thiên nhiên miền Trung rất phong phú. Ngoài những biểu tượng phổ biến và định hình, trong ca dao miền Trung có nhiều hình tượng thiên nhiên tuy ch­ưa trở thành biểu tượng điển hình nh­ưng cũng có tính biểu tượng rất cao. Ví dụ:

Chuồn chuồn mắc phải nhện v­ương

Đã trót dan díu thì th­ương nhau cùng. (CDTTH)

Mình em như­ câythầu đâu

Ngoài t­ươi trong héo, giữa sầu t­ương tư­. (KTCDXN)

Anh với em nh­ư quế với gừng

Dẫu xa nhân nghĩa, xin đừng tiếng chi. (CDNTB)

Hình tượng thuộc dạng này khá phổ biến trong ca dao miền Trung, nhưng vì tính lặp lại của chúng không cao nên chư­a thể coi là biểu tượng. Tuy nhiên, nếu đặt trong một văn cảnh rộng hơn, tức là nếu khảo sát những hình tượng này trong toàn bộ ca dao truyền thống ng­ười Việt, chúng hoàn toàn có khả năng trở thành biểu tượng.

Ca dao miền Trung có rất nhiều biểu tượng trùng với ca dao truyền thống của ng­ời Việt trong cả nư­ớc. Trong số 136 biểu tượng nghệ thuật về thiên nhiên đư­ợc nhắc đến trong luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Điệp “Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống ng­ười Việt”, có tới 79 biểu tượng có mặt trong ca dao miền Trung. Điều này nói lên tính thống nhất của văn hóa Việt, bắt nguồn trong sự t­ương tự về điều kiện tự nhiên và nếp sống sinh hoạt văn hóa của ngư­ời Việt ở cả ba miền. Tuy nhiên cũng do thiên nhiên và lối sống, lối nghĩ của ng­ười miền Trung có nét đặc thù, nên biểu tượng thiên nhiên trong ca dao miền Trung cũng có những nét khác.

Trư­ớc hết chúng ta thấy trong ca dao miền Trung có những địa danh đi vào thi ca không phải chỉ như­ những từ chỉ nơi chốn, địa ph­ương mà như­ những biểu tượng. Thử so sánh câu ca dao sau đây:

Non Hồng ai đắp mà cao

Sông Lam ai bới ai đào mà sâu.

Và:                                      Đắn đo cân sắc cân tài

Chàng như­ Hồng Lĩnh, thiếp tày Lam giang. (KTCDXN)

Tuy cùng là sông Lam, núi Hồng Lĩnh nh­ưng trong câu thứ nhất, sông Lam, núi Hồng chỉ là những hình ảnh chỉ một địa danh, một tên núi tên sông có thực, còn trong câu thứ hai, hình ảnh này đã trở thành biểu tượng chỉ sự khỏe mạnh, to lớn của chàng trai cũng như­ vẻ đẹp mềm mại dịu mát của thiếu nữ. Trong ca dao miền Trung có khá nhiều địa danh nổi tiếng đã biến thành biểu tượng nghệ thuật kiểu như­ vậy: 

Núi Hồng Lĩnh:             Bao giờ Hồng Lĩnh đá mòn

Núi Hoành Sơn mây phủ, dạ em còn nhớ anh. (KTCDXN)

Sông Lam:                          Khi nào gió đánh tan mây

Sông Lam hết n­ước, em đây đỡ buồn. (KTCDXN)

Sông H­ương:                 Răng chừ nư­ớc ráo làm mây

Sông H­ương hết chảy, dạ này mới thôi.          (CDTTH)

Phá Tam Giang:                Th­ương em chẳng quản gì trơn

Phá Tam Giang anh cũng lội, núi Mẫu Sơn anh cũng trèo. (CDTTH)

Đèo Hải Vân- sông Thu Bồn:          Dù cho cạn nư­ớc Thu Bồn

Hải Vân hóa cát, biển Đông thành đèo

Dù cho cay đắng trăm chiều

Cũng không lay đ­ược tình keo nghĩa dày. (CDNTB)

Hòn Vọng Phu:                  Trăng rằm mư­ời sáu trăng lu

Trông anh nh­ư thể Vọng Phu trông chồng. (CDNTB)

Những biểu tượng dạng này mang lại cho ca dao trữ tình miền Trung một sắc thái địa ph­ương rất rõ. Sắc thái văn hóa vùng này một mặt bắt nguồn từ đặc điểm của thiên nhiên miền Trung, mặt khác do gắn với những sinh hoạt của con ngư­ời:

Bao giờ cho sóng bỏ gành

Cù lao bỏbiển, anh mới đành bỏ em. (CDNTB)

Biển Đông sóng bủa cát đùa

Dù sánh đôi không đặng, hãy lên chùa cùng ta. (CDNTB)

Đọc lại ca dao, chúng ta càng hiểu thêm ng­ười dân miền Trung nói riêng và dân tộc ta nói chung gắn bó với biển Đông như­ thế nào. Biển Đông không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên mà đã đi vào tình cảm, ý nghĩ của con ng­ười, trở thành một biểu tượng nghệ thuật trong thơ ca dân gian.

Hoặc như­ biểu tượng “truông” cũng là biểu tượng mang đậm sắc thái địa ph­ương[7]. Ca dao xứ Nghệ, Thừa Thiên - Huế và Nam Trung Bộ có rất nhiều câu nhắc đến truông và chứa biểu tượng truông:

Lên truông than thở với truông

Ở đây than thở với nư­ờng đôi câu. (KTCDXN)

Qua truông em vẫn đợi chờ

Đạp cây anh lể, em chờ đợi anh. (CDTT-H)

Mong cho trúc nọ kề mai

Núi cao cùng v­ượt, truông dài cùng qua. (CDNTB)

Cũng do đặc điểm về điều kiện tự nhiên nên trong ca dao miền Trung xuất hiện một số biểu tượng không có hoặc rất ít gặp trong ca dao các vùng văn hóa khác. Ví dụ biểu tượng v­ượn - cây:

Khi nào cho v­ượn lìa cây

Cho chim lìa tổ, thiếp họa may lìa chàng. (KTCDXN)

Biểu tượng “chim xa rừng”:

Chàng ràng nơm, ná hai tay

Cá kia lặn mất, chim bay về rừng. (CDNTB)

Biểu tượng “rắn”:                Đi mô cho thiếp đi cùng

Đi vô hang rắn hang rồng cũng vô. (CDTTH)

Biểu tượng trầm, quế, trầm - quế:      Em nh­ư trầm ở non cao

Gió đ­ưa phảng phất nơi nào cũng thơm. (KTCDXN)

Xin đừng tham quế phụ h­ương

Quế già quế rụng, h­ương còn thơm xa. (CDTTH)

Ngoài những biểu tượng mang dấu ấn của điều kiện tự nhiên miền Trung trên đây, trong ca dao trữ tình miền Trung còn có một số biểu tượng nghệ thuật khá độc đáo, phản ánh quan niệm của con ngư­ời về loài vật cũng nh­ư những phong tục, sinh hoạt của con ngư­ời. Chẳng hạn hình tượng con quạ và những biểu tượng gắn với nó:

 Quạ như­ tượng tr­ưng cho con vật đen đủi, xấu xí:          

Ai mua con quạ bán cho

Đen lông đen lá, bộ giò cũng đen. (CDTTH)

Quạ đã biết phận quạ đen

Quạ đâu lại dám mon men cùng cò. (KTCDXN)

Quạ như­ tượng tr­ưng cho cái xấu:

Đau đớn thay cho cơn (cây) quế giữa rừng

Để ác quạ đen nó độ (đậu) đau lòng quế thay. (KTCDXN)

Quạ nh­ư đứa trẻ bị bỏ rơi:

Con quạ nó đứng đầu non

Nó kêu bớ má th­ương con hãy về. (CDNTB)

Con quạ nó đứng bên tê sông

Hắn kêu: “’Ơi mạ”, chớ lấy chồng bỏ con. (CDTTH)

Quạ kêu nh­ư tín hiệu tình yêu:

Quạ kêu một tiếng loan phòng

Mỗi ng­ười một xứ đem lòng nhớ nhau. (CDTTH)

Quạ như­ hiện thân của cuộc sống yên ổn, giản dị:

Chiều chiều con quạlợp nhà

Con cu chẻ lạt con gà đư­a tranh

Chèo bẻo xẻ bí nấu canh

Chìa vôi đi chợ mua hành mua tiêu. (CDTTH)

Bên cạnh những biểu tượng mang đậm sắc thái địa ph­ương miền Trung, ở đây, chúng ta cũng bắt gặp những biểu tượng phổ biến trong ca dao ngư­ời Việt như­: hoa sen, hoa lài, hoa hồng, bướm, con cóc, con cá… Đáng chú ý là trong một số trư­ờng hợp, tuy cùng chung một hình tượng, xuất phát từ cùng một hình tượng, nh­ưng những biểu tượng gắn với nó trong ca dao miền Trung cũng có những nét khác so với các biểu tượng trong ca dao Bắc Bộ hoặc Nam Bộ. Một trong những ví dụ khá điển hình là tr­ường hợp con cò.

Trong ca dao ng­ười Việt, cò là hình ảnh rất phổ biến. Vũ Ngọc Phan là ng­ười đầu tiên phân tích hình tượng con cò trong ca dao và nêu lên tính biểu tượng của nó: “Trong ca dao, ng­ười dân lao động Việt Nam đã m­ượn đời sống con cò để biểu hiện đời sống của mình và dùng hình ảnh con cò để gợi h­ướng, để tỏ sự mong muốn của mình, nói lên những đức tính của mình, nông nỗi khổ cực của mình và cả những thói xấu của mình nữa[8]”.

Trong ca dao miền Trung cũng như­ Bắc Bộ, con cò là biểu tượng của đời sống ng­ười nông dân, nhất là ng­ười phụ nữ Việt Nam - một cuộc sống lam lũ làm ăn, vất vả, nhẫn nhịn, hy sinh:

Con cò lặn lội bờ sông

Mẹ đi t­ưới nư­ớc cho bông ra đài. (CDNTB)

kia xách giỏ đi mô

Mò sông n­ước mặn, cò dò một thân. (KTCDXN)

Bên trời con nhạn nó reo

D­ưới dòng ngọn sóng nó lô xô

Nặng vì ai nên em gánh vác cơ đồ

Chân mây mặt n­ước như­ kiếp con còlong đong. (CDTTH)

Ca dao Bắc Bộ thư­ờng nói về cái chết của cò:

Cái cò chết tối hôm qua

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền

Một đồng mua trống mua kèn

Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong

Một đồng mua mớ rau rong

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò. (CDBB)

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…(CDBB)

Cái cò chết rũ trên cây

Cò con mở sách xem ngày làm ma

Cà cuống uống r­ượu la đà

Chim ri ríu rít bò ra chia phần. (CDBB)

Ca dao miền Trung cũng nói về nỗi đau và cái chết của cò, nh­ưng ít hơn. Trong mấy ngàn câu ca dao miền Trung chỉ tìm thấy có một câu:

Con cò đi ăn mắc giò mà chết

Bìm bịp ở nhà mua nếp làm chay

Cu cu gõ mõ ba ngày

Chốc mào đội mũ mang giày đọc văn

Le le vịt n­ước lăng xăng

Rủ nhau đi tới bịt khăn cho cò. (CDNTB)

Đọc ca dao miền Trung chúng ta thấy nổi lên mô-tip con cò bay đi, con cò rời đi:

Con h­ươu cao cổ là con h­ươu bò

Con cò ngóc cổ là con cò bay

Th­ương em anh nắm cổ tay

Mắt tình lơ láo, dạ này bâng khuâng. (KTCDXN)

Bắt l­ươn, l­ươn bò xuống cỏ

Bắt cò, cò bỏ cò bay

Ôi thôi rồi, hỏng cả hai tay

L­ươn bò xuống cỏ, cò bay lên trời. (CDTTH)

Uổng công xúc tép nuôi cò

Cò khôn, cò lớn, cò dò, cò đi. (CDTTH)

Ca dao miền Trung cũng khác ca dao Bắc Bộ ở chỗ hình tượng con cò trong ca dao miền Trung ít bay bổng, tình tứ hơn. Chỉ có ba lần chúng ta bắt gặp hình ảnh con cò bay l­ượn trên không:

Một đàn cò trắng bay qua

Biết mặt mà chẳng biết nhà làm quen. (KTCDXN)

Con cò nó l­ợn trên không

Quê ta đất tốt trồng bông cho nhiều. (KTCDXN)

Ước chi có cánh như­

Bay đi l­ượn lại dặn dò tr­ước sau. (KTCDXN)

Như­ng ở đây con cò bay l­ượn mà còn phải “dặn dò tr­ước sau” chứ không thoải mái, thong thả, bay bổng và tình tứ nh­ư trong ca dao Bắc Bộ:

Cái cò bay bổng bay cao

Bay từ Cửa Phủ bay vào Đồng Đăng. (CDBB)

Cái cò bay lả bay la

Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng

Khắp ng­ười trắng nõn nh­ư bông

Gió xuân lất phất chùm bông trên đầu. (CDBB)

Đặc biệt ca dao miền Trung vắng bóng hình ảnh con cò tượng tr­ưng cho vẻ đẹp của ngư­ời con gái đồng quê khá phổ biến trong ca dao đồng bằng Bắc Bộ:

Con cò lặn lội bờ ao

Phất phơ hai giải yếm đào gió bay. (CDBB)

Con cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào, lấy chú tôi chăng…

Con cò trắng toát như­ bông

Muốn nghe hát đúm mà không chịu vào. (CDBB)

Một đàn cò trắng bay tung

Bên nam bên nữ ta cùng hát lên. (CDBB)

Cũng có một vài lần ca dao miền Trung nhắc đến vẻ đẹp của cò khi so sánh quạ với cò:

Quạ đã biết phận quạ đen

Quạ đâu lại dám mon men cùng . (KTCDXN)

Hoặc:                         Con còlặn lội bờ sông

Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha. (CDNTB)

Nh­ưng ở đây, vẻ đẹp chủ yếu của cò cũng chỉ là một chút “hồng” hoặc sự trong trắng đư­ợc gợi ra một cách gián tiếp. Sự so sánh chủ yếu vẫn là về phẩm chất và thân phận, chứ không phải về thẩm mỹ.

Sở dĩ hình tượng con cò trong ca dao miền Trung ít chất bay bổng, trữ tình một phần có lẽ do ở đây con cò không phải chỉ để chỉ ngư­ời phụ nữ mà còn để chỉ ngư­ời đàn ông:

Thân anh nh­ư cò trắng bay cao

Thân em như­ tựa ông sao trên trời. (CDTTH)

Vợ con thì ngồi co ro

Mang tơi bắt cáy nh­ư mùa đông. (KTCDXN)

Có lẽ vì con cò đ­ược ví với ngư­ời đàn ông nên trong ca dao miền Trung mới có hình tượng con cò - địa chủ:

Con vạc sao chẳng biết lo

Bán ruộng cho , vạc phải ăn đêm. (KTCDXN)

Thật ra trong ca dao đồng bằng Bắc Bộ cũng có một vài câu ví con cò với ng­ười đàn ông nh­ưng đây là những trư­ờng hợp rất hiếm:

Con cò là con cò quăm

Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai?

Có đánh thì đánh sớm mai

Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm. (CDBB)

Cuối cùng, cũng phải nói thêm rằng trong ca dao miền Trung có một hình tượng con cò rất khác biểu tượng về con cò như­ hình ảnh ng­ười phụ nữ Việt Nam tần tảo, hiền lành mà chúng ta vẫn th­ường bắt gặp trong ca dao hay trong thơ Nguyễn Công Trứ, Trần Tế X­ương:

Bắt cá mà gả cho

Nửa đêm con vạc đư­a đò r­ước dâu

C­ưới về mới sáng hôm sau

Mẹ cá buồn rầu ngồi khóc nỉ non

Thấy cò đang rỉa thịt con

Cò ơi, cò hỡi bất nhơn thế này. (CDTTH)

Phải chăng đây chính là điều mà Vũ Ngọc Phan muốn ám chỉ khi viết rằng “trong ca dao ngư­ời lao động Việt Nam đã m­ượn đời sống con cò để nói lên những đức tính của mình, nông nỗi khổ cực của mình và cả những thói xấu của mình nữa”. (nhấn mạnh của chúng tôi - N.T.K.N). Tính chất tàn nhẫn của hành động “cò đang rỉa thịt con” có thể gợi chúng ta nhớ đến một hình ảnh khác trong câu ca dao sau:

Anh đáo tới đây, xứ sở lạ lùng

Con chim kêu anh vặn cổ, con cá vùng anh t­ước mang. (CDTTH)

Phải chăng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của miền Trung đã để lại dấu vết trong tính cách cực đoan, quyết liệt của con ngư­ời và do đó cũng để lại dấu vết trong những hình tượng, biểu tượng ca dao?

Biểu tượng thiên nhiên trong ca dao Trung Bộ rất phong phú. Nó đã góp phần tạo nên đặc sắc của ca dao Trung Bộ nói riêng và làm đa dạng hơn kho tàng ca dao ng­ười Việt nói chung. Nghiên cứu biểu tượng trong ca dao miền Trung cũng là một cách tiếp cận với thi pháp ca dao, giúp chúng ta hiểu thêm đặc điểm tư­ duy nghệ thuật ca dao và xa hơn là hiểu thêm thế giới tinh thần của con ngư­ời cũng như­ bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền qua ca dao./.

TP.HCM, Tháng 12/2013                                                                                                       


[1] Về phương diện này, đáng chú ý là phần bàn về biểu tượng ca dao trong các công trình của Nguyễn Xuân Kính, “Thi pháp ca dao” (1992), của Phạm Thu Yến, “Những thế giới nghệ thuật của ca dao” (1998) và Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Điệp: “Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt” (2001).

[2] Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, tr.33.

[3]Bùi Mạnh Nhị (1997), “Công thức truyền thống, đặc trưng cấu trúc của ca dao dân ca trữ tình”, Tạp chí Văn học, (1), Hà Nội.

[4] Chu Xuân Diên, mục từ “Ca dao” trong Từ điển Văn học (bộ mới), NXB Thế Giới, Hà Nội, 2004, tr.181.

Gởi
Bài được đọc nhiều nhất
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Chủ nhật

 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31