Chương trình phổ thông nói chung và
Ngữ văn nói riêng vừa được đưa ra là kết quả làm việc của một tập thể tác giả, những nhà giáo, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm. Việc xác định nội dung cơ bản
của môn Ngữ Văn là tập trung giáo dục Ngôn ngữ và Văn học đã thể hiện một quan
điểm đúng, giúp khắc phục tình trạng mà dư luận giáo viên thường nêu lên là hiện
nay trong môn Văn phần Ngữ lấn át phần Văn, dạy ngôn ngữ nhiều hơn dạy văn học.
Nhân đây cũng xin nói thêm, nếu quan niệm môn Ngữ văn có có hai phần ngữ và văn thì thiết tưởng nên viết hoa cả hai từ Ngữ và
Văn ( Ngữ Văn ) chứ không nên viết “Ngữ văn” như trong chương trình. Khi viết
hoa cả hai từ ( Ngữ Văn ) người ta sẽ hiểu đó là một từ đặc biệt, chỉ có trong
chương trình giáo duc phổ thông ở Việt Nam và nếu dịch ra tiếng Anh thì phải viết
là Ngu Van hoặc Language and Literature, còn nếu viết làNgữ văn người ta dễ nhầm đó là một môn học đã có từ
lâu ở phương Tây, cũng được gọi là Ngữ văn —philology.
Vấn đề đặt ra là ở cách hiểu nội dung của
dạy Ngữ và dạy Văn. Đến nay hầu như mọi người đều thống nhất là ở phổ thông dạy
“Ngữ” chủ yếu không phải là dạy Ngôn ngữ học nói chung hay Ngôn ngữ học tiêng
Việt nói riêng, mà là phát triển năng lực hiểu và sử dụng tiếng Việt của học
sinh. Nhưng còn với “Văn” tức Văn học thì sao ?
Chúng ta đều biết khái niệm “môn Văn học” ở nhà trường có thể
được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất,Văn học như là bộ môn khoa học nghiên cứu về văn chương, giống như Toán học, Lý hoc, Sinh hoc, Hóa học. v.v
.Ở đây học sinh được cung cấp những kiến thức về lý luận văn học, Lịch sử văn học và về bản
thân khoa nghiên cứu văn học. Đây là quan niệm, ở những mức độ khác nhau, đã từng thể hiện trong một số chương trinh phổ thông trước đây . Cách hiểu
này dẫn đến tình trạng có chương trình
và sách giáo khoa chứa đựng quá nhiều kiến thức lý luận văn học, thi pháp học,
và điều đó phần nào đã làm cho môn Văn
trở nên khô khan , có phần khó hiểu, nhất là với học sinh các câp dưới.
Thứ hai, Văn học có thể hiểu như một
một loại hình nghệ thuật và học Văn hay Văn học là học một môn Nghệ thuật giống
như học Nhạc , Họa. Theo nghĩa đó môn Văn không giống các môn khoa học như
Toán, Lý, Hóa ,Sinh hay Địa lí, Lịch sử.
Vấn đề đặt ra là: vậy trong nhà trường chúng ta sẽ dạy môn Ngữ Văn theo nghĩa
nào?
Nếu dạy “ Ngữ “ trong trường phổ thông không phải là dạy Ngôn ngữ học, tức khoa học về ngôn ngữ mà là dạy tiếng Việt, dạy một số kiến thức về ngôn ngữ và tiếng Việt để trên cơ sở đó rèn luyện và phát triển kỹ năng, năng lực nhận thức và sử dụng tiếng Việt của học sinh, thì dạy “ Văn” cũng không phải là dạy khoa học về văn học mà là dạy Văn như dạy một môn NGHỆ THUẬT, giúp học sinh hiểu và sống với một lĩnh vực hoạt động của con người, ở đó không phải chỉ có sự sáng suốt và thông tuệ của lí trí mà còn có cảm xúc, tình cảm ,ưóc mơ, khát vọng, không phải chỉ có cái Chân mà cò có cả cái Thiện và cái Mỹ. Dạy Văn vì vậy phải đáp ứng ba mục đích:
a) Cung
cấp cho học sinh một số kiến thức cơ
bản, có tính chất phổ biến về văn học như một loại hình nghệ thuật, một hoạt động ngôn ngữ : hình tượng nghệ thuật,
nhà văn, độc giả, tác phẩm, thể loại, lịch sử văn học…Liều lượng và độ khó của
khối kiến thức này tăng dần từ cấp nhỏ
lên cấp cao hơn và đạt mức độ phức tạp nhất ở những năm cuối của các lớp phân
ban.
b) Bồi dưỡng cho học sinh những năng lực văn học cần thiết. Trong chương trình mới, năng lực
này được gọi là năng lực thẩm mỹ, tồn
tại song song với năng lực ngôn ngữ và sự khác nhau giữa hai năng lực này là ở
chỗ nếu với năng lưc ngôn ngữ đọc hiểu là
chính thì với năng lực văn học, tức năng lực thẩm mỹ, ngoài đọc hiểu còn cần phải có năng lực đọc thẩm mỹ. Năng lực văn học gồm các yều tố sau đây:
n Năng lực đọc và cảm thụ tác phẩm văn học
n Năng lực quan sát, tưởng tượng và năng lực
nghĩ. Đây là năng lực cần thiết không phải chỉ cho sáng tác và cảm thụ văn học mà
còn để hình thành con người sáng tạo mà khoa học cũng như tất cả các lĩnh vực của
đời sống đều đòi hỏi.
n Năng lực xúc cảm, rung động thẩm mỹ, tức
khả năng rung động trước cái đẹp, cái bi, cái hài cũng như tất cả những gì
trong thiên nhiên, trong đời sống lên quan đến buồn vui và số phận của con người.
Đây là lĩnh vực của tình cảm, của tâm hồn. Đặc trưng của văn học cũng như của môn Văn nằm chính ở đây.
n Năng lực viết và sáng tác. Nhà trường không phải là nơi đào tạo nhà văn, nhà thơ. Nhưng không có nhà văn, nhà thơ nào không qua nhà trường, không học Văn. Môn Tập làm văn chính là mảnh đất tốt để phát triển năng lực này. Chỉ tiếc là lâu nay môn này ở nhà trường tập trung quá nhiều vào việc thực hiện nhiệm vụ của phần Ngữ, tức rèn luyện khả năng viết tiếng Việt mà it chú ý đến việc bồi dưỡng năng lực sáng tác nghệ thuật để phát huy khả năng tưởng tượng và năng khiếu thẩm mỹ của trẻ ngoài một số bài tập về bình luận và phân tích tác phẩm mà chủ yếu chỉ có tác dụng đối với sự hình thành tư duy luận lí, tư duy khoa học của học sinh.
c) Bồi
dưỡng những phẩm chất tư duy và giá trị
cho học sinh. Khái niệm “ phẩm chất” thường được hiểu như như phẩm chất chính trị-tư tưởng và đạo đức. Thật ra nên hiểu rông hơn.
Thông minh cũng là một phẩm chất. Văn học có tác dụng rất lớn đến việc dạy người ta cách nghĩ, đặc biết là cách tư
duy, cách nghĩ uyển chuyển, đa chiều.Đặc biệt, văn học không chỉ dạy học sinh
CÁCH NGHĨ mà quan trong hơn là dạy CÁCH NGHĨ ĐÚNG. Đúng ở đây không phải là
đúng về mặt tư duy logic, đúng sai theo kiểu toán học mà là đúng sai về phương
diện tư tưởng, đạo đức, tức vấn đề thiện ác, tốt xấu, thực giả. Đây là vấn đề hết
sức quan trọng, liên quan đến chức năng
của hoạt động giáo dục nói chung.
Chúng ta đều biết giáo dục, và trước
hết là nhà trường, có ba nhiệm vụ cơ bản: thứ nhất, giáo dục kỹ năng lao động, kỹ năng sống, thứ hai, truyền thụ
kiến thức và thứ ba là giáo dục giá trị. Ba nhiệm vụ này được quán triệt trong
toàn bộ hoạt động của nhà trường và tất cả các hoạt động, các môn học đều có
trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên do đặc điểm của mình, mỗi hoat động, mỗi bộ
môn sẽ có trách nhiệm khác nhau trong việc
đáp ứng các yêu cầu nói trên. Không thể phủ nhận rằng môn Toán cũng có trách
nhiệm trong việc giáo dục giá trị. Từ lời giảng, cách nói, cách ăn mặc của thầy
cô giáo đến cách quan hệ với học sinh,
cách cho điểm, đánh giá, tất cả những hành động đó đều liên quan đến việc giáo
dục đạo đức, lối sống . Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng về phương diện này môn Toán, Lý, Hóa, Sinh không thể
so sánh với các môn khoa học xã hội như Đạo
đức, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí và đặc biệt là với Văn học. Vì sao đặc
biệt?
Đăc biệt vì môn Văn học không phải là một
môn khoa học mà là nghệ thuật, mà nghệ thuật lại là lĩnh vực của đời sống tinh
thần của con người, ở đó vấn đề yêu ghét, cao quí hay tầm thường, tiến bộ hay
lac hậu bộc lộ trực tiếp trong nội dung bài học. Từ xưa nay văn học bao giờ
cũng là mảnh đất của những cuộc đấu tranh tư tưởng, của những xung đột về chính
kiến, về quan điểm đạo đức. Kh6ng phải ngẫu nhiên có một thời ở nước ta văn học
bị biến thành công cụ tuyên truyền giáo dục, giờ giảng văn biến thành giờ giảng
dạy về đạo đức cộng sản, tinh thần chiến đấu, lý tưởng cách mạng. Cách làm ấy
có thể là cực đoan do yêu cầu của một thời, nhưng nó cũng chứng tỏ rằng văn học có lợi thế rất lớn trong việc tuyên truyền,
giáo dục giá trị cho thế hệ trẻ . Vai trò đặc biệt của môn văn học trong việc
giáo dục giá trị, ngoài nội dung đặc thù
, còn nằm ở phương pháp tác động riêng của nó. Về phương diện này giáo dục bằng
văn học có những thế mạnh mà các môn đạo đức hay giáo dục công dân không thể có
được. Nhờ tác động thông qua tình cảm, thông qua những câu chuyện, những lời nói giàu âm điệu, những hình tượng nghệ
thuật, vắn học dễ chuyển tải những kinh nghiệm sống ở đời, những chân lí đạo đức
vào nhận thức của trẻ em, kích thích quá trình tự ý thức, tự giáo dục và làm
cho sự thấm nhuần những bài học luân lí sâu sắc hơn, lâu bền hơn.
Chúng ta đang chứng kiến nhiều hiện tượng đau lòng, sự xuống cấp về văn hóa, sự suy giảm đạo đức trong xã hội cũng như trong nhà trường.Trong tình hình đó , việc giáo dục giá trị cho học sinh trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Văn học như một môn nghệ thuật là phương tiện rất hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ này. Đã qua rồi cái thời giờ văn biến thành giờ giáo dục tư tưởng. Nhưng dạy văn bây giờ cũng không phải chỉ là dạy cái hay cái đẹp của câu chữ, hình ảnh. Dạy văn là giúp các em hiểu biết về văn, đọc và sống với tác phẩm và nhờ đó mỗi ngày trở nên hiểu biết hơn, giàu có hơn, tốt đẹp hơn.
Chương trình phổ thông mới đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng chương trình Ngữ
Văn, trong việc phân định dạy Ngữ và dạy Văn ( Văn học). Tuy nhiên nếu đặc điểm
của văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật được quán triệt đầy đủ hơn thì việc dạy Văn sẽ phát huy nhiều hơn thế mạnh của
mình trong việc bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cũng như giáo dục nhân cách cho học
sinh.
N.T.K.N