HOA TRONG CA DAO

Nguyễn Thị Kim Ngân

Bài đã đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2 (2011), Viện nghiên cứu Văn hóa – Viên Khoa học Xã hội Việt Nam, tr.35- 42, 64.

(Images of Flowers in Folksong, Nguyen Thi Kim Ngan, in 2011, the periodical “ Folklore Culture”No.2 ,in 2011 Institute Culture Study – Institute  Sociology Science Viet Nam. Pages 35, 42-64).

         

         Hoa là một cảnh vật thiên nhiện Tìm hiểu về hoa trong ca dao sẽ giúp chúng ta hiểu được một phần quan hệ của con người với thiên nhiên cũng như hiểu được chính bản thân con người qua mối quan hệ đọ

1. Hoa in đậm dấu ấn trong ca dao

Trong ca dao Việt Nam, hoa có một vị trí đáng kệ Chúng tôi đã thực hiện việc thống kê trên cơ sở 6053 lời ca dao được in trong sáu cuốn sách sưu tầm ca dao tại ba miền Bắc, Trung, Nạm Sáu cuốn sách đó là: Kho tàng ca dao xứ Nghệ (KTCDXN), hai tập, Ca dao Thừa Thiên - Huế (CDTTH), Ca dao Nam Trung Bộ (CDNTB), Ca dao ngạn ngữ Hà Nội (CDNNHN), Hát ví đồng bằng Hà Bắc (HVĐBHB), Ca dao dân ca Nam Bộ (CĐCNB)(1).

Kết quả như sau:

STT     Từ chỉ thiên nhiên                Số lần xuất hiện

1          trời                                            879

2          hoa/ bông                                   745

3          nước                                           719

4          sông                                            626

5          gió                                              564

6          cá                                               548

7          trăng                                           530

8          mưa                                             438

9          chim                                             403

10        cây                                                317

11        biển                                              259

12        non                                               259

13        mây                                              236

14        đá                                                188

15        rừng                                              184

16        bướm                                            154

16        nắng                                             153

18        trầu                                               141

19        sóng                                             139

20        lá                                                 132

21        cỏ                                                 107

22        tre                                                 101

23        gà                                                   98

     Kết quả thống kê cho thấy, từ chỉ hoabống có tần số xuất hiện rất cao, đứng thứ hai, chỉ sau từ chỉ trợi Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của nhà giáo Nguyễn Thị Ngọc Điệp Năm 2002, trong luận án tiến sĩ Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, tác giả nhận xét: biểu tượng hoa xuất hiện 615 lần, đứng thứ hai sau biểu tượng về thuyền (xuất hiện 674 lan)(2^`). 

    Trong số 6053 lời ca dao đã nêu, có 40 tên loài hoa được gọi bằng “bong”^ như: bông bí, bông bụt, bông bưởi, bông chanh, bông cúc, bông cúc vàng, bông cúc xanh, bông đại thọ, bông đào, bông đỗ, bông gòn, bông hoa cúc, bông hoa cúc tím, bông hoa huệ, bông hoa hường, bông hoa lài, bông hoa lí, bông hoa thị, bông hường, bông kê, bông lách, bông lài, bông lau, bông lê, bông lí, bông liên, bông lúa, bông lựu, bông ngâu, bông phù dung, bông quế, bông quỳ, bông quỳnh, bông sậy, bông sen, bông sung, bông súng, bông trang, bông trắng, bông tử vi, bông vạn thọ, bông vong…^; có 73 tên loài hoa được gọi bằng “hoa” như: hoa bầu, hoa bèo, hoa bí, hoa bông bụt, hoa bù rợ, hoa bụt, hoa bưởi, hoa cà, hoa cam, hoa cam sành, hoa cát đằng, hoa chanh, hoa chiêng chiếng, hoa cúc, hoa dại, hoa dâu, hoa dưa, hoa đào, hoa đậu, hoa gạo, hoa hải đường, hoa hồng, hoa huệ, hoa hường, hoa khoai, hoa lài, hoa lan, hoa lang, hoa lăng, hoa lí, hoa liễu, hoa lúa, hoa mai, hoa mận, hoa mè, hoa muống, hoa mướp, hoa na, hoa ngâu, hoa nhài, hoa quế, hoa quỳ, hoa quýt, hoa riềng, hoa sen, hoa sói, hoa thị, hoa thiên lí, hoa thông, hoa thơm, hoa trúc, hoa tử vi, hoa vải, hoa vừng, hoa bìm, hoa bòng, hoa cà, hoa cau, hoa chanh, hoa dừa, hoa mây, hoa quế, hoa táo, hoa mo…+ Tổng cộng lại, trừ một số trường hợp trùng nhau (bông bụt và hoa bông bụt, hoa bí và bông bí, bông cúc và hoa cuc…\\\') có khoảng 100 loài hoa được kể tện Trong số đó, có loài mọc tự nhiên, sinh sản tự nhiên, có loài do con người trồng chủ yếu không phải để lấy hoa, có loài do con người trồng nhằm mục đích thẩm mị Dù là mọc tự nhiên, hoang dại, hay do con người gieo trồng, chăm bón, các cây hoa, các loài hoa đều tuân theo quy luật của tự nhiên, thiên nhiện

        Khi “lãng du trong văn hoá Việt Nam”, tác giả Hữu ngọc đã nhận xét: “Trong Truyện Kiều có tới hơn 130 câu thơ sử dụng chữ “hoa”, không kể những câu thơ sử dụng tên hoa như: phù dung, đào, (lửa) lựu, mai, lan, hue…^. có thể đến hàng tram”(. Nhà nghiên cứu khẳng định: “Văn hoá truyền thống Việt Nam mang dấu ấn  của hoa”(3).

       Trên thế giới, hầu như nước nào cũng có cây cỏ, có hoa, dân tộc nào mà lại chẳng yêu hoa! Nhưng hiếm có nơi nào có nhiều hoa và có nhiều người yêu hoa như ở nước tạ Giải thích điều này, có hai nguyên nhận

Về điều kiện tự nhiên, nước ta chia làm ba vùng: vùng đồng bằng, vùng đồi trung du và vùng núi.

“Thổ nhưỡng đỏ và vàng ở vùng đồi núi, nhất là đất đỏ ba dan và đất phù sa các châu thổ, nhất là châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, (…). Đất đai đã phì nhiêu, nước lại dư thừa, nhiệt lại đầy đụ Lượng mưa hằng năm vượt quá lượng bốc hơi nhiều lận Cân bằng bức xạ dương quanh năm tạo nên một nhiệt độ cao, cho phép trồng trọt tới ba, bốn vụ (…) Nước ta có một giới sinh vật phong phụ Cảnh thiên nhiên Việt Nam là một cảnh bốn mùa xanh tượi (…) Cây trồng ở nước ta cũng rất giạu Đông Nam á có cả thảy 270 loại cây trồng thì Việt Nam đã có hơn 200 loai”(4.).

Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) đã viết trong trường ca “Bài thơ Hắc Hai”?:

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt, bốn mùa trời xặnh).

Về mặt xã hội, năm 1938, nhà sử học Đào Duy Anh nhận xét rằng, người Việt “giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lí (…), thích văn chương phù hoa hơn thực hoc”(6.). Đúng là cha ông ta chưa có nhiều thành tựu về khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Mặt khác, tâm hồn người Việt phong phú, giàu cảm xúc trước cái đẹp Có thể nói đất nước ta là đất nước của thi ca, điều mà nhiều người nước ngoài đã nhận thấy và ngạc nhiên:

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

 Đất trăm miền của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thợ

(“Bài thơ Hắc Hai”)(7?)

Người Việt rất ưa chuộng cái đẹp Cứ quan sát những nét chạm khắc và màu sắc trong các đình chùa ở làng quê thì thấy rất rõ cái đẹp luôn luôn ở bên cạnh cái có ịch Trong ca dao cũng vậy:

+          Thấy em buộc củi anh mừng

Rú rừng có đẹp em đừng quên ạnh

 

+          Nhất đẹp là gái làng Cầu

Khéo ăn khéo mặc, khéo hầu mẹ chạ

Thiên nhiên đối với người Việt hiện ra không chỉ như tài nguyên, mảnh đất làm ăn mà còn như cái đẹp:

+          Đặng Sơn người đẹp nước trong

Dâu non xanh bởi, tơ vàng đầy sận

 

+          Làng ta phong cảnh hữu tình

Con sông uốn khúc như hình con lọng

Do tình yêu cái đẹp như vậy, do thị hiếu thẩm mĩ của người Việt thiên về những gì đẹp mắt, trong sáng, hài hoà, đằm thắm, dễ thương, hoa với tất cả sự quyến rũ về màu sắc, hình dáng và hương thơm của nó tất yếu trở thành một trong số những đối tượng thẩm mĩ quan trọng nhất trong số các cảnh vật thiên nhiên được yêu mến, được nhắc đến rất nhiều trong ca dạo Huống chi ở đây hoa đâu chỉ là hoạ Trong hoa có sắc, có hương, trong sắc hương có cả con người:

+          Em như cái búp hoa hồng

Anh giơ tay muốn bẻ về bồng nâng nịu

 

+          Ước gì em hoá ra hoa

Để anh nâng lấy rồi mà cài khặn

Trong ca dao, hoa còn là ngượi Hoa là người mình yêu, hoa là nụ cười, ánh mắt, dáng dấp người yêu:

+          Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em liếc như là dao cau

Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

Gặp em cũng muốn làm quẹn

 

+          …Bảy yêu tính hạnh thuận hoà

Tám yêu dáng dấp như hoa trên canh…`

Yêu hoa chính là yêu người: “Người ta hoa đat”^\\\' (tục ngữ). Hoa của đất được xem như người, người đẹp trong hoa, ngược lại hoa cũng trở nên cao quý hơn vì được phú cho một sinh mệnh, một nhân cách, một cuộc đợi Nếu để ý chúng ta sẽ thấy trong ca dao có khá nhiều câu nói về đời hoa:

+          Hoa thơm đang buổi sáng mai

Giữa trưa đứng bóng hoa phai dần dận

 

+          Cỏ vàng rồi lại cỏ xanh

Hoa tàn rồi lại trên cành đầy hoạ

 

+          Tay cầm nhành quế mà than

Tuổi xuân xanh không gặp bạn,

   hội hoa tàn gặp nhạu

Đời hoa cũng là đời người, nhất là đời của người con gại Có khá nhiều lời ca dao có hai tiếng “hoa tan”`. Hai tiếng này phản ánh sự nhạy cảm về cái đẹp, về tình yêu, về cuộc đợi ở đây, hoa không chỉ gắn với thị hiếu thẩm mĩ, nó còn gắn với tình cảm nhân sinh của con người, nỗi xót xa cho thân phận người phụ nữ:

+          Vì ai cho thiếp võ vàng

Vì ai cho thiếp hoa tàn nhị rơi

      Cực lòng thiếp lắm chàng ơi,

Biết là lên ngược xuống xuôi đàng nạo

+          Thôi thôi buông áo em ra

Để em đi bán kẻo hoa em tạn

 

+          Khen cho con bướm khôn ngoan

Hoa thơm bướm đậu, hoa tàn

bướm bạy

         Sâu xa hơn nữa, hoa còn gắn với tâm linh, với đời sống tinh thần của người Việt Trong cuốn sách đ• dẫn, tác giả Hữu Ngọc nhắc đến một phong tục của người Việt là ngày rằm và mồng một (âm lịch) thì thắp hương cúng, lễ vật nhiều khi chỉ cần một bát nước mưa và một đĩa hoạ Ông nhận xét: “Hoa cũng như hương là phương tiện cảm thông giữa người và thần lịnh Hương của nén hương và hương của hoa đều toả trong không trụng Từ ngữ hương hoa để chỉ đồ cúng lễ nói chung”(8).

         Đối với người Việt, hoa không chỉ là vẻ đẹp trang sức mà còn đi vào tình cảm, vào đời sống tinh thần của con ngượi Nó trở thành biểu tượng của vẻ đẹp, của nỗi đau, của sự cao quý, của tình yêu và bởi vậy cũng trở thành sợi dây nối liền con người với tự nhiên, con người với con người, thành mối giao cảm giữa con cháu với tổ tiên, ông bà, giữa người và thần lịnh Vị trí của hoa trong sinh hoạt và đời sống tinh thần của người Việt quan trọng như vậy đ• giải thích vì sao nó xuất hiện phổ biến trong ca dao và để lại dấu ấn đẹp đẽ trong văn hoá Việt Nạm

2. Hoa trong ca dao phản ánh sắc thái địa phương

Khảo sát tần số xuất hiện của hoabống ở các vùng, miền, chúng tôi nhận được kết quả sau đây:

Số TT  Tài liệu khảo sát         Tổng số câu    Tần số xuất hiện         Tỉ lệ %

1          HVĐBHB                            362                210                     58

2          CDNNHN                           100                 17                      17

3          KTCDXN                           1668                224                    13,4

4          CDTTH                              1801               128                     7,1

5          CDNTB                               840                 62                     7,38

6          CĐCNB                             1282                 105                    8,19

          Nếu kết quả ở sáu cuốn sách sưu tầm ca dao lưu truyền ở đồng bằng Bắc Giang, Bắc Ninh, ở Thăng Long - Hà Nội, ở xứ Nghệ, ở Thừa Thiên - Huế, ở Nam Trung Bộ và ở Nam Bộ là chính xác thì chúng ta thấy, về cơ bản, tỉ lệ nhắc đến hoa, phản ánh hoa giảm dần theo chiều từ Bắc vào Nạm Nếu người nghiên cứu dựa vào lịch sử di dân và dựa vào văn hoá các vùng, tiểu vùng, họ sẽ không khó khăn trong việc giải thích trước hiện tượng ca dao xứ Nghệ, ca dao Nam Trung Bộ và ca dao Nam Bộ ít đề cập đến hoạ

          Nhưng tại sao trong ca dao Thăng Long - Hà Nội và Thừa Thiên - Huế, hoa ít xuất hiển Nhiều thế kỉ Thăng Long - Hà Nội là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước, là kinh đô, cố đô rồi lại tân độ Huế từng là thủ phủ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là nơi Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, là kinh đô với 143 năm trị vì của nhà Nguyện Chúng tôi thử lí giải điều nạy Chúng tôi nhớ đến Tây An ở Thiểm Tây, Trung Quộc Nơi đây có thành Tràng An, kinh đô của nhà Đượng “Có thể nói rằng ở Trung Quốc trước kia chưa từng thấy một thời đại nào có một nền thơ ca rạng rỡ bằng đời Đượng Mặc dù bao nhiêu biến cố đ• huỷ hoại rất nhiều di sản văn học (…), ngày nay chúng ta cũng còn có được hơn 48000 bài thơ của 2300 thi si”(9~). Thơ Đường không chỉ là niềm tự hào của riêng nhân dân Trung Quốc, mà còn là thành tựu rực rỡ của nhân loại Ba đại diện xuất sắc của thơ Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị Lý Bạch (701 - 762) từng làm quan ở Tràng Ạn Đỗ Phủ (712 - 770) cũng từng làm quan ở nơi đậy Còn Bạch Cư Dị (772 - 846) là người ở Thiểm Tây, đỗ tiến sĩ, cũng có thời làm quan ở Tràng Ạn ở Tràng An, không chỉ có thơ Đường, mà còn có nhiều sáng tác văn học viết phong phú và đặc sắc khạc Chính tại nơi mà văn học viết (được các học giả Trung Quốc gọi là văn học tinh anh, văn học cao nh•) toả sáng mạnh mẽ như vậy, văn học dân gian không phải là không có, nhưng ít được chú ý đện Tương tự như vậy, văn học Pháp với chủ nghĩa cổ điển (thế kỉ XVII) mà đại diện là Conẩy, Raĩn, La Phongtên, Molie…^, với chủ nghĩa l•ng mạn (thế kỉ XĨ) mà tiêu biểu là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch vĩ đại Victỏ Hugo, với chủ nghĩa hiện thực (thế kỉ XĨ) mà cả nhân loại đều biết đến những sáng tác của Sanglởi, Xtangđăn, Bandac,…( - nền văn học ấy hết sức phong phú, đồ sộ). Vì vậy, ở nước này, không phải không có folkloẻ, nhưng nó ít được nhắc đện ở Thăng Long - Hà Nội, ở Huế, dòng văn học viết rất phát triển với thơ văn Lý, Trần, với “Bình Ngô đại cao”\\\', một áng thiên cổ hùng văn của Nguyễn Tr•i, với thơ Nôm Nguyễn Tr•i, Lê Thánh Tông, với Truyền kì mạn lục, một áng thiên cổ kì bút của Nguyễn Dữ, với Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (tác giả) và Đoàn Thị Điểm (tác giả của một trong nhiều bản dịch), Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều mà sự dụng công nghệ thuật được Lý Văn Phức (1785 – 1849) đánh giá là “thiên đoàn bách luyện, ngữ ngữ kinh nhan”(11^), với Truyện Kiều bất hủ của Nguyễn Du, với thơ văn Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, với thơ văn Cao Bá Quát (mặc dù bị thất lạc, thơ chữ Hán vẫn còn lại hàng nghìn bài), Miên Thẩm (chỉ riêng Thương Sơn thi tập đ• gồm 2022 bài thơ chữ Hán), Miên Trinh)…(` Một dòng văn học tinh anh phong phú như thế tất sẽ có phần “lấn san”^ dòng sáng tác dân giạn Đấy là chúng ta chưa kể đến nh• nhạc cung đình Huế, tuồng Hue…^\\\'

Trong một khảo sát khác, chúng tôi thống kê một số loài hoa có tần số xuất hiện cao nhất ở từng vụng Kết quả như sau:

 

Hoa/bông

CDXN CD

TTH    CD

NTB    CD

NNHNHV

ĐBHBCD DC

NB                                                                Tổng cộng cả 3 miền

 

bưởi    hoa                              1                      1                      7

            bông    1          3                                              1         

 

cúc      hoa                              1                      3                      11

            bông                1          3                                  4         

 

đào      hoa      5          2                                  8          1          19

            bông                1                                              2         

hồng hường     hoa      5          1          2          1          1          2          19

            bông                5                                              2         

lài

nhài     hoa      6          1          3          3          2          1          23

            bông    1          1                                              5         

 

lý         hoa      13                    1                      1          1          24

            bông    1          3          2                                  2         

 

mai      hoa      2                                              1                      3

            bông                                                                           

 

quỳ      hoa                  1                                  5                      9

            bông                            1                                  2         

sen       hoa      11        1                      1          3                      21

            bông                            1                                  4         

sói       hoa                                                                  4          4

                                                                                               

 

trang    hoa                                                                              11

            bông    2          2                                              7         

 

Kết quả thống kê cho thấy, trong ca dao từng vùng có những thứ hoa xuất hiện nhiệu Hoa lí nhiều nhất trong ca dao xứ Nghệ (1424/), hoa sen nhiều nhất trong ca dao xứ Nghệ (1121/), hoa đào nhiều nhất trong ca dao Bắc Ninh, Bắc Giang (819/), hoa nhài (lài) nhiều nhất trong ca dao xứ Nghệ (723/) và Nam Bộ (623/).

Đáng chú ý là có những loài hoa trong thực tế rất phổ biến ở miền Nam như hoa mai thì không hiểu vì sao trong ca dao Nam Bộ không thấy “hoa mai” hay “bông mai” (Trong 6053 lời ca dao được khảo sát chỉ thấy có 2 lời trong ca dao xứ Nghệ và 1 lời trong ca dao đồng bằng Bắc Giang, Bắc Ninh nhắc đến “hoa mai”). Tuy nhiên nhìn chung, hoa cũng góp phần tạo thành nét riêng của thơ ca dân gian mỗi vụng Chẳng hạn hoa sói chỉ thấy có trong ca dao Nam Bộ (44/), và bông trang (tức hoa mẫu đơn) rất phổ biến ở ca dao nơi đây (711/).

3. Hoa hồng hầu như vắng bóng trong thơ ca của dòng văn học viết, còn trong ca dao thì ngược lại

Từ điển bách khoa nông nghiệp (1991) và Từ điển bách khoa Việt Nam (2002) đều giải thích tương tự: Hoa hồng (roá) còn có tên khác là hoa hường, hoa tường vi, thuộc chi cây nhỡ, lá kép hình lông chim lẻ, lá chét khía răng, có lá kẹm Hoa thơm, màu hồng, trắng, vàng hay đỡ).

Trong cuốn L•ng du trong văn hoá Việt Nam, nhà nghiên cứu Hữu Ngọc cho rằng hình như hoa hồng vắng bóng trong văn học cổ nước ta: “Có người cho là hoa hồng cảnh ở Việt Nam là do người Pháp đưa vào, vì trong văn chương ta, kể cả Truyện Kiều không ca ngợi bà Chúa hoa ấy; có chăng chỉ có loại hoa tầm xuân mọc từng chùm ở cánh đồng hay bờ rao”(14`). Nhà nghiên cứu Tương Lai trong bài báo “Tản mạn về hoa” cũng có ý kiến tương tự: “Văn hoá dân gian cổ Việt Nam hình như cũng không nói đến hoa hong”(15^`).

Chúng tôi phân vân trước hai ý kiến trện Phải chăng, trước khi có giao lưu với văn hoá Pháp, nước ta chưa có hoa hổng Phải chăng, trong văn học dân gian nước ta, hoa hồng vắng bỏng

Từ điển bách khoa nông nghiệp và Từ điển bách khoa Việt Nam đều cho biết, trên thế giới, hoa hồng có vài vạn chủng, phân bố từ các miền ôn đới đến nhiệt đới). Như thế, hoa hồng có cả ở phương Tây và phương Động

Các thi nhân Trung Quốc thường nhắc đến hoạ Khi đọc Thiên gia thi (một tập sách tuyển những bài thơ cổ Trung Quốc từ lâu được công nhận là hay, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đ• nhận xét: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ; Sơn, thuỷ, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong” (Có bản dịch: “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp; Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, song”)(17^).

Chỉ cần mở hai tập Thơ Đường do Nam Trân tuyển chọn, người đọc cũng đ• gặp hoa cúc, hoa đào, hoa lan, hoa lê, hoa mai, hoa mận, hoa mẫu đơn, hoa sen…(18) Tuy nhiên, trong thơ cổ Trung Quốc, hoa hồng hiếm gặp hợn Từ nguyên cho biết, Bạch Cư Dị, trong Trường Khánh tập, bài số 19 có nhắc đến hoa hồng (chữ Hán gọi là mai khôi): “Mai khôi thích nhiễu chi” (Gai cành hoa hồng mọc vấn quanh)(19).

Trong thơ ca của dòng văn học viết thời trung đại nước ta, chúng tôi chưa thấy hoa hộng Thật đặc biệt, trong Nhật kí trong tù (được sáng tác từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943, thời gian bị Quốc dân đảng Trung Quốc giam giữ trên phần đất Quảng Tây), Chủ tịch Hồ Chí Minh đ• viết về hoa này ở bài “V•n canh”?:

Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ

Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình

Hoa hương thấu nhập lung môn lí

Hướng tại lung nhân tố bất bịnh

Nhà thơ Nam Trân dịch:

Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng

Hoa tàn hoa nở cũng vô tình

Hương hoa bay thấu vào trong ngục

Kể với tù nhân nỗi bất binh(`).

Nếu trong thơ ca Trung Quốc, trong thơ ca trung đại, cận đại Việt Nam, hoa hồng hầu như vắng bóng, thì ở ca dao người Việt, chúng ta thấy điều ngược lại

Trong tổng số gần 100 loài hoa được nhắc đến trong 6053 lời ca dao có mặt ở sáu cuốn sách sưu tầm đ• dẫn, hoa hồng (có khi gọi là “hoa hong”^`, “bông hoa hong”^`, “hoa huong”++`, “bông hoa huong”++`) có tần số xuất hiện rất cao, chỉ đứng sau hoa lí (24 lần), hoa nhài (23 lần), hoa sen (21 lần), ngang với hoa đào (19 lần). Thí dụ:

+          Em ơi, anh chơi cho đủ màu hoa

Nhất thì hoa lí, thứ hai hoa lài (nhài)

Hoa trúc, hoa mai

Hoa đào, hoa liễu

Anh chơi còn thiếu

Hoa thị, hoa hồng

Anh muốn chơi cùng

Chút hoa con gái

Hoa bông, hoa vải

Hoa muống, hoa cà

Nàng lấy được ta

Thì là hoa tột

+          Miếng trầu là nụ huê hiên

Ăn vào có phải trả tiền hay khổng

Miếng trầu là nụ hoa hồng,

Mời chàng ăn nhởi thiếp không lấy tiện

 

+          Tốt đẹp là chị hàng hoa

Tuy rằng thơm ngát cửa nhà sạch không

Ngày ngày đi hái hoa hồng

Chiều chiều về ngõ Cầu Đông ăn quà

Bao giờ chợ lớn hết hoa

Đồng Xuân hết chuối thì ta hết tiện

 

+          Em như cái búp hoa hồng

Anh giơ tay muốn bẻ về bồng nâng nịu

+          áo trắng em đ• mặc rồi

Sao em lại cứ đem đòi nhuộm thâm

Em trông em nhầm em nghĩ áo ai

áo anh anh cài hoa mai

Đôi cánh hoa dại với hai hoa hộng

 Sự xuất hiện khá phổ biến của hoa hồng trong ca dao không chỉ nói lên sự đa dạng sinh học của hoa trái ở nước ta mà còn thể hiện tính quốc tế của thị hiếu thẩm mĩ người Việt, sự tương đồng rất sớm của văn hoá Việt Nam với văn hoá nhân loại

*

*      *

Mỗi dân tộc có những đặc sắc văn hoá riêng, thể hiện trong sinh hoạt, trong cách ứng xử của con người với thiên nhiện Hoa cũng là một căn cứ để tìm hiểu đặc điểm văn hoá của dân tộc Trồng hoa gì, yêu hoa gì, tặng hoa gì, cúng hoa gi…` đều thể hiện tính cách của mỗi người cũng như của cộng động Chọn quốc hoa cũng là một dịp nghĩ về tính cách của dân toc).^+\\\'.

NTK.N..

Chú thích

(1). Sáu cuốn sách biên soạn ca dao:

+ M• Giang Lân, Nguyễn Đình Bưu sưu tầm, biên soạn (1976), Hát ví đồng bằng Hà Bắc, Ty Văn hoá Hà Bắc xb, Bắc Giang;

+ Triêu Dương, Phạm Hoà, Tảo Trang, Chu Hà (1972), Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Hội văn nghệ Hà Nội xb;

+ Ninh Viết Giao chủ biên (1996), Kho tàng ca dao xứ Nghệ, Nxb. Nghệ An, Vinh, hai tập;

+ Triều Nguyên (2005), Ca dao Thừa Thiên - Huế, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế xuất bản;

+ Thạch Phương, Ngô Quang Hiển (1994), Ca dao Nam Trung Bộ, Nxb. Khoa học x• hội, Hà Nội;

+ Bảo Đinh Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Mịnh

(2). Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Mịnh

(3). Hữu Ngọc (2008), L•ng du trong văn hoá Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 257.

(4). uỷ ban Khoa học x• hội (1971), Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học x• hội, Hà Nội, tập 1, tr. 22.

(5). Nguyễn Đình Thi, Thu Bồn, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thao…? (1997), Tuyển tập trường ca, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 19.

(6). Đào Duy Anh (1951), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Bốn phương, tr. 22. Sách này in lần đầu năm 1938.

(7). Nguyễn Đình Thi, Thu Bồn, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thao…? (1997), sđ, tr. 19.

(8). Hữu Ngọc (2008), sđ, tr. 258.

(9). Nam Trân (1987), “Lời giới thieu”^., in trong: Nam Trân giới thiệu, tuyển chọn, Thơ Đường, in lần thứ hai, Nxb. Văn học, Hà Nội, tập 1, tr. 5.

(10). Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên (2004), Từ điển văn học, Nxb. Thế giới, in tại Thành phố Hồ Chí Mịnh

(11). uỷ ban Khoa học x• hội Việt Nam (1980), Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb. Khoa học x• hội, Hà Nội, tập 1, tr. 352. Lời khen của Lý Văn Phức có nghĩa là: Trăm câu, nghìn câu đều gọt rũa, lời lời đều hay ghê ngượi   

(12). Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên (2004), sđ.

 

(13). + Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (1991), Từ điển bách khoa nông nghiệp, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam xb, Hà Nội, tr. 220.

+ Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, tập 2, tr. 312 - 313.

(14). Hữu Ngọc (2008), sđ, tr. 259.

(15). Tương Lai (2010), “Tản mạn về hoa”, Báo Văn nghệ, số 678++, Tết Canh Dần, tr. 6.

(16). Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (1991), sđ, tr. 220.

Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), sđ, tr. 313.

Về nghĩa biểu tượng của hoa hồng, xin xem: Jean Chevaliẻ và Alain Ghebrẩnt chủ biên (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, do Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân Giao… dịch, Trường Viết văn Nguyễn Du và Nxb. Đà Nẵng xb, Hà Nội - Đà Nẵng, tr. 428 - 430.

(17). Đặng Thai Mai (1979), “Đọc lại tập thơ Ngục trung nhật ki”\\\', trong tập sách của nhiều tác giả: Viện Văn học, Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 154, 162.

(18). Nam Trân giới thiệu, tuyển chọn (1987), Thơ Đường, in lần thứ hai, Nxb. Văn học, Hà Nội, hai tập

(19). Tư liệu này do GS. TS. Kiều Thu Hoạch (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) chỉ dận

(20). Hồ Chí Minh (2007), Nhật kí trong tù, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 239.

(21). Nếu trong ca dao, hoa lí, hoa lài được nhắc đến nhiều nhất thì trong cuộc bình chọn quốc hoa gần đây, tỉ lệ các ý kiến không hẳn như thế: hoa sen: 40,3%, hoa mai: 33,6%, cây tre: 9,5%, hoa đào: 8,2%, hoa cau: 1,8%, hoa ban: 1,2%, hoa lan, hoa gạo, hoa súng, hoa quỳnh có chung kết quả: 0,6% (theo Báo Tuổi trẻ ngày 19012011//).

 

 

Gởi
Bài được đọc nhiều nhất
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Chủ nhật

 
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31