Giới thiệu - Welcome

     Các bạn thân mến,

     Giao tiếp là sự sống. Nhưng trong nghĩa hẹp, giao tiếp cũng là trao đổi, giao lưu. Trao đổi tri thức, thông tin, trao đổi hiểu biết và kinh nghiệm sống để mở rộng thêm tầm hiểu biết cho mình và cho người khác, nhờ đó mà phẩm giá của mình cũng được nâng lên.

     Trong Bàn về tự do John Stuart Mill đã viết: "Có nhiều chân lí mà ý nghĩa đầy đủ của chúng không thể nào bộc lộ ra được cho tới khi trải nghiệm trên bản thân và đem nó tới cho con người..."

     Dear Friends,

     Communication is, in some way, regarded as the life. However, in restricted sense, communication holds the meaning of socialization and exchange: exchange of knowledge, of information, of life experiences … with a view to widening the outlook not only for yourself but for others, by which the virtue and personality will be elevated.

     In his book Liberty, John Stuart Mill said that there were truths whose sufficient meaning could not be found until the time you have experienced yourself and shared with others...

Xem tiếp...
Danh mục: Giới thiệu|Ngày đăng: 12/10/2014|Tác giả: Hoakimngan.net|Lượt đọc: 5175
          Có thể nói ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dạy học không phải là nghề hấp dẫn. Trong một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí “Education next”  của Đại học Harvard (Hoa Kỳ), tác giả bài báo viết rằng ở Mỹ mấy thập kỷ qua hiếm thấy người nào có trình độ cao lại lựa chọn nghề dạy học. Ông kể rằng trong một lần đón các giáo viên giỏi về trường đại học nhận khen thưởng, ông hỏi nhiều thầy cô giáo là trước đây họ có lựa chọn nghề dạy không thì mọi người đều cười gượng gạo. Một cô giáo nói với tác giả rằng họ chưa bao giờ từng nghĩ là mình sẽ chọn nghề dạy học vì biết chắc là lương thấp (ở Mỹ, lương giáo viên chỉ bằng hai phần ba các ngành nghề khác cho dù cùng được đào tạo như nhau), điều kiện làm việc không tốt, giáo viên ít được tôn trọng và không có cơ hội thăng tiến(1).

        Ở nước ta tình hình có lẽ cũng tương tự như vậy nhưng đồng thời cũng có cái khác. Nhiều người chọn nghề giáo viên trước hết chưa hẳn là do ham mê. Một phần do  tự biết khả  năng  của mình, một   phần do sinh kế, nhưng một phần cũng do được an ủi và tiếp sức bởi truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Chính vì vậy ở Việt Nam, người giáo viên rất khó khăn khi phải ứng xử với chữ “NGHỀ và chữ NGHIỆP”. Thời gian gần đây trên báo chí nhiều thầy cô giáo tỏ ra bức xúc, thậm chí cảm thấy “tủi thân” khi có người gọi giáo viên là “thợ dạy”. Chữ “thợ dạy” ám chỉ tình trạng  nhiều  giáo viên  không  hoàn thành nghĩa vụ làm thầy của mình, chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức trên lớp hết năm này sang năm khác, miễn là đúng bài bản, đúng qui định của nhà trường. Tình trạng trên tuy không phải là của tất cả các thầy cô giáo, nhưng cũng khá phổ biến và dĩ nhiên cần phải khắc phục....

     


Xem tiếp...
Điều thì thầm
Danh mục: Để gió cuốn đi...|Ngày đăng: 24/08/2014|Tác giả: Sưu tầm từ internet

        Tôi chuyển nhà đến nơi ở mới không bao lâu, cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếp là âm thanh của một tràng tiếng chân bước đi tinh tinh tang tang. Những ngày kế tiếp, tiếng đóng cửa cũng đúng giờ ấy vang lên khiến tôi không sao chịu nổi, chẳng lẽ phải lên lầu để tranh luận.

        Mẹ tôi khuyên: “Chúng ta mới chuyển đến, con làm như vậy có thể hơi thiếu suy nghĩ và dễ làm mất lòng hàng xóm”. Tôi suy nghĩ hoài và hỏi ý kiến mẹ: “Vậy thì chúng ta đi tìm trưởng dân phố, thử xin cô ấy giúp được không?” Mẹ tôi đồng ý.

        Cô trưởng dân phố nghe chúng tôi trình bày xong thì khuyên nhủ và an ủi tôi rằng: “Chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa của gia đình bất hạnh đó một thời gian. Nửa năm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời; người mẹ bị ung thư, nằm dài trên giường không đi lại được. Tôi đoán, tiếng đóng cửa đó là của đứa con. Nghĩ lại cũng thật đáng thương, xin chị khoan dung cho!”...

Xem tiếp...
THƯ GIÃN
Bài được đọc nhiều nhất
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Chủ nhật

 
 
 
 
 
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30